Có thể và cần giải quyết các vấn đề kinh tế Nga-Việt gắn với trừng phạt

Quan hệ quốc tế và những vấn đề chính sách đối nội, kinh tế và du lịch – đó là chủ đề chính trong các bài viết và thông tin về Việt Nam đăng tải trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài tuần này.
Sputnik
Chúng tôi sẽ điểm những nội dung chính này trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Washington và Bắc Kinh trong cuộc đấu giành cảm tình của Hà Nội

United States Institute of Peace (USIP) đã dành đến hai bài báo để nói về quan hệ với Việt Nam. Cần lưu ý rằng quan hệ Việt - Mỹ đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam, và Washington rất coi trọng Hà Nội trong chính sách của Hoa Kỳ về đối ngoại và chiến lược kinh tế ở khu vực. Các bài báo đều khẳng định rằng Hoa Kỳ cần mở rộng hình thức hợp tác với Việt Nam trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, bao gồm cả cuộc đối thoại khu vực về các vấn đề quốc tế và quốc phòng, tập trận chung, mua bán và chuyển giao vũ khí cũng như các thỏa thuận mới, song phương hoặc đa phương. Các tác giả cảnh báo rằng Bắc Kinh đang nỗ lực «thọc gậy bánh xe» cản trở quan hệ đối tác Việt - Mỹ bằng cách hù doạ khiến Hà Nội sợ hãi nguy cơ «cuộc cách mạng màu», đồng thời họ khuyến nghị Washington không nên chỉ tập trung vào quan hệ đối tác kinh tế và an ninh mà còn cần hỗ trợ Việt Nam trong cải cách thể chế và phát triển xã hội dân sự.
Mỹ nói về “sự trỗi dậy” của Việt Nam
Còn tờ báo Nga Regnum đã đăng bài có ý kiến của nhà Đông phương học A. Savelyev phản hồi bài viết trên tờ «Nezavisimaya Gazeta» mà tác giả là ông Nguyễn Chí Tâm cựu đại diện thương mại Việt Nam tại Nga. Gay gắt chỉ trích lập luận kinh tế của vị cựu đại diện thương mại Việt Nam, tác giả Nga chỉ ra rằng các nước khác trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra giải pháp cho những vấn đề kinh tế hiện hữu trong quan hệ giữa Nga và Việt Nam do lệnh trừng phạt của phương Tây gây ra, mà ông gọi là «phức tạp thâm căn cố đế hoặc bất khả thực thi».
Tờ Borneo Bulletin viết về đà phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt- Ý, trong khi đó Phnompenh Post có bài phản ánh sự tăng trưởng thương mại giữa Campuchia và Việt Nam trong quý I năm 2022 là 13,6%.
Thu hút sự quan tâm lớn của giới truyền thông Nga là thông báo về cuộc tập trận chung trong tương lai của Nga và Việt Nam, sẽ là dịp kiểm tra kỹ năng của ban tham mưu và các chỉ huy trong khâu tổ chức các hoạt động huấn luyện-chiến đấu.
Việt Nam và Nga: Lần đầu tiên tập trận chung
Hãng thông tấn Krasnaya Vesna cung cấp cho độc giả Nga nhiều thông tin thú vị về Việt Nam. Có bài viết kể về cuộc tuần tra chung trong vùng nước giáp ranh ở Vịnh Bắc Bộ của quân đội Trung Quốc và lực lượng bảo vệ bờ biển của Việt Nam, về kết quả tăng 19,2% kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Lào, kế hoạch tăng khối lượng giao thương song phương với Thái Lan đến 25 tỷ USD.
Còn EurAsiaDaily thông báo rằng Hà Nội sẽ tạo điều kiện thuận lợi dành cho các doanh nghiệp Ấn Độ và thu hút đầu tư của Ấn Độ vào nền kinh tế Việt Nam. Báo này cũng nhắc rằng kim ngạch trao đổi thương mại của hai nước trong năm 2021 đã tăng 37% so với năm 2020, vượt quá 13,2 tỷ USD.

Xóa trong vòng «một nốt nhạc»

Một số phương tiện truyền thông phương Tây chú ý đến thông báo rằng Việt Nam đang chuẩn bị ban hành những quy định mới, yêu cầu các mạng xã hội trong vòng 24 giờ phải xóa những nội dung mà chính quyền coi là bất hợp pháp. Công ty nào không đáp ứng yêu cầu về thời hạn này có thể phải đối mặt với lệnh cấm chạy nền tảng của họ trong nước.
Tờ The Star đưa tin về vụ bắt giữ CEO của Công ty cổ phần Chứng khoán Trí Việt (Tri Viet Securities) và Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Louis Holdings với cáo buộc thao túng thị trường chứng khoán, minh chứng cho thấy sự siết chặt kiểm soát trong nước đối với thị trường tài chính và mong muốn củng cố danh tiếng của Việt Nam như một điểm đến dành cho đầu tư quốc tế.
Việt Nam không bao giờ phản bạn

Kết nối liên lạc 5G cho mỗi người Việt Nam

Tờ Vietnam Briefing viết rằng nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,03% trong quý I năm 2022, cho thấy đất nước đang mở rộng cửa dành cho doanh nghiệp và du khách, nhưng vẫn hiện hữu tình trạng thiếu nhân công lao động, gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát - là những thách đố lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững.
Còn Nikkei Asia tiết lộ, cánh tài xế Việt Nam lái xe tải qua biên giới với Trung Quốc đã dùng mánh gì để đảm bảo giao hàng đúng hẹn.
Railway Technology đưa tin khởi động chuyến tàu đặc biệt đầu tiên chở hàng xuyên biên giới giữa Thành Đô của Trung Quốc và Hà Nội.
Trong khi đó Lexology viết về dự định của chính quyền Việt Nam là phủ sóng 5G trên toàn quốc vào năm 2030, cung cấp kết nối Internet tốc độ cao cho toàn dân với mức giá rẻ.

Những tuyến đường mới và khách sạn thượng hạng lộng lẫy

Như Travel Daily Media đưa tin, hãng hàng không Vietjet tái khai trương hai đường bay cũ giữa thủ đô Ấn Độ và các thành phố lớn của Việt Nam, đồng thời mở thêm 4 đường bay mới đến các thành phố nghỉ dưỡng tại Việt Nam, góp phần tạo ra nhiều cơ hội cho giao thương và du lịch lữ hành Việt-Ấn.
Còn tờ Khmer Times đăng bài viết về quan hệ hợp tác giữa ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia trong việc phát triển du lịch và thương mại ở khu vực biên giới, bao gồm 5 tỉnh của Việt Nam: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước, cũng như các tỉnh của Lào và Campuchia.
Cũng trong tuần này, Yahoo Finance thông báo rằng trên đảo Phú Quốc khai trương toà khách sạn sang trọng Luxury đầu tiên tại Đông Nam Á của công ty Regent Hotels & Resorts, hứa hẹn mang đến cho mọi vị khách «kỳ nghỉ dưỡng an lành trong bầu không khí sang trọng cao cấp».
Việt Nam và Campuchia: Ai đang lợi dụng ai?
Buying Business Travel tường thuật về lễ ra mắt tại Đà Nẵng của cơ sở thương hiệu Radisson Hotel Group nổi tiếng.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận