Đối với Việt Nam, cả Nga và Hoa Kỳ đều quan trọng

Tuần này trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài rất phong phú các bài viết và thông tin thú vị về Việt Nam, có thể tạm xếp thành ba nhóm lớn: quan hệ với nước ngoài, nền kinh tế và các vấn đề xã hội.
Sputnik
Chúng tôi sẽ điểm theo những đề tài cơ bản này trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

Tập trận hay Hội thao Quân đội Quốc tế?

Tuần qua tờ báo có uy tín The Diplomat dành hai bài viết phản ánh về quan hệ Việt-Nga. Bài báo thứ nhất phân tích tác động của các sự kiện ở Ukraina với nền kinh tế Việt Nam. Tác giả lưu ý đến thực trạng phức tạp trong khâu xuất khẩu hàng Việt Nam sang Nga do Matxcơva bị loại khỏi hệ thống SWIFT, khan hiếm nguồn cung từ Nga và Ukraina, hiện tượng tăng giá dầu, khí đốt và ngũ cốc và gắn với tình hình đó là tăng lạm phát liên quan. Rủi ro lạm phát có thể làm giảm tốc độ tiêu dùng và đầu tư vốn vào nền kinh tế Việt Nam, kể cả đầu tư Nhà nước, - tác giả viết. Trong bài báo thứ hai, chuyên gia Australia nổi tiếng về nghiên cứu Việt Nam là học giả Carl Thayer đề cập đến cuộc tập trận chung Nga-Việt mà gần đây loan báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do thiếu vắng thông tin chi tiết, chuyên gia này giả thiết rằng chuyện ở đây có lẽ nói về việc Việt Nam tham dự Đại hội Thể thao quân đội quốc tế «Army Games-2022». Năm nay, Hà Nội là một trong 12 nhà đăng cai tổ chức cuộc thi quân sự quy mô lớn mà dữ liệu mới nhất cho biết sẽ gồm phần tham gia của 237 đội đến từ 31 nước. Tác giả kết luận: Có thể xem việc tham gia Đại hội thể thao quân đội quốc tế «Army Games-2022» như là thêm một bằng chứng sinh động nữa, cho thấy Việt Nam chọn đứng về phía Matxcơva chống lại nỗ lực của Hoa Kỳ và châu Âu nhằm làm suy yếu và cô lập nước Nga.
ARMY GAMES-2022
Bộ Quốc phòng LB Nga: Việt Nam sẽ tổ chức một trong các cuộc thi đấu Army Games-2022
Trong khi đó bài báo trên trang web Lowy Institute đưa ra nhận xét rằng cả Nga và Hoa Kỳ đều có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại và an ninh của Hà Nội. Trung thành với tôn chỉ độc lập, Việt Nam tái khẳng định các nguyên tắc đa phương hóa và đa dạng hóa các liên hệ quốc tế của mình. Thay vì đứng về một bên nào đó, Hà Nội nhắc lại cam kết «hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển», - ấn phẩm nhấn mạnh.
Việt Nam đang tích cực củng cố và tăng cường quan hệ với các quốc gia châu Âu và châu Á. Minh chứng của điều này là rất nhiều chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nước ngoài cao cấp đến Việt Nam. Tờ Netherlands and you kể về chuyến công du của Thứ trưởng Ngoại giao Hà Lan Haneke Schuiling với mục tiêu mở rộng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên nước, logistic, năng lượng và công nghệ cao.
Times of India đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Còn tờ Fides thông báo rằng quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh Vatican đã trở nên mật thiết hơn.
Báo Nation Thailand cung cấp thông tin về chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á và châu Âu.
The Star viết về chuyến thăm của Phó Chủ tịch Lào Pani Yatotou nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Hiệp ước Hữu nghị- Hợp tác Lào-Việt.
Cùng trong thời gian này Fibre2Fashion thông báo dự định đầy kỳ vọng của Campuchia và Việt Nam: phối hợp thúc đẩy tăng khối lượng thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào cuối năm nay.
Biển Đông và Ukraina. Hà Nội xác nhận Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Việt Nam

Việt Nam vẫn thiếu điện

Về phần kinh tế, năng lượng Việt Nam là đề tài được dành nhiều chú ý. Nikkei Asia viết rằng Việt Nam vấp phải nguy cơ thiếu điện ngày càng tăng do giá than lên cao buộc các nhà máy điện phải giảm sản lượng mà việc tìm kiếm các giải pháp thay thế diễn ra rất chậm chạp.
Tờ PV-Tech chỉ ra rằng đất nước thiếu chính sách năng lượng rõ ràng và đang khổ sở vì công suất lưới điện không đủ, liên tục phải xem lại kế hoạch. Ví dụ, quy hoạch tổng thể mới không nhắc đến năng lượng mặt trời, nhưng ghi nhận gia tăng sử dụng phong điện.
Offshore Wind có bài viết về quan hệ hợp tác giữa tập đoàn Nhật Bản RENOVA và Petrovietnam Technical Services Corporation (Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam.
Tech Crunch đưa tin về công ty khởi nghiệp Dat Bike, chuyên doanh xe máy điện mà hầu hết các bộ phận đều được thiết kế và chế tạo tại Việt Nam nên giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Có thể và cần giải quyết các vấn đề kinh tế Nga-Việt gắn với trừng phạt
Tờ The Star đăng bài viết về tăng trưởng «bùng nổ» của nền kinh tế kỹ thuật số tại Việt Nam, đạt 53 tỷ USD doanh thu trong quý I.
Còn PrNewsWire dẫn dữ liệu cho biết 10% hộ gia đình Việt Nam được trang bị «ngôi nhà thông minh» và đất nước xếp thứ 28 trên thế giới về khối lượng thị trường «nhà thông minh», đang phấn đấu theo mục tiêu sớm lọt tốp 10 quốc gia hàng đầu về chỉ số này.
Cùng trong mạch thông tin này, OpenGovAsia nêu một điển hình về việc ứng dụng Ha Long Smart được triển khai tại khu vực Hạ Long, nhờ đó cư dân và các doanh nghiệp có thể liên hệ với chính quyền địa phương để thông báo sự cố, nhận lối truy cập vào dịch vụ trực tuyến của Chính phủ và tìm lộ trình tương ứng đến các trụ sở, điểm du lịch, khách sạn, cơ sở giáo dục và y tế.
Các cổng thông tin MorvestiVet and Life của Nga cho biết rằng sang năm 2022, danh sách các nhà sản xuất Nga chuyên cung cấp sản phẩm cá-thịt cho thị trường Việt Nam ngày càng mở rộng.
“Võ sĩ hạng trung nhưng đấu ở hạng nhẹ”: Lên hạng thị trường, Việt Nam có bằng Singapore?

Thẻ căn cước sẽ trở nên an toàn hơn

Đáng chú ý về đề tài chứng khoán là tin đưa trên Bloomberg Law, cho biết rằng những vụ bắt giữ gắn với tội danh thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam đã khiến chứng khoán rơi 9,3%.
Nikkei Asia kể câu chuyện về tập đoàn sản xuất NEC của Nhật Bản, đang giúp Việt Nam hiện đại hóa thẻ căn cước cho toàn bộ công dân từ 14 tuổi trở lên. Dành cho công việc này đã đăng ký nhân dạng và dấu vân tay của hơn 50 triệu người dân trong nước.
Hãng thông tấn Reuters có bài ca ngợi kinh nghiệm của Việt Nam, giúp cải tạo 250 cá nhân từng là «lâm tặc» phá rừng và săn bắn trái phép trở thành hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài tham quan du ngoạn danh lam thắng cảnh vùng rừng núi ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
Còn trang web Fomag thông báo rằng các nhà phát triển của nền tảng kỹ thuật số giáo dục Nga Dnevnik.ru với sản phẩm hiện phục vụ cho công việc của hàng triệu giáo viên, học sinh và phụ huynh ở Nga, Kazakhstan và Uzbekistan, bây giờ đang tiến hành đàm phán nhằm xuất khẩu phần mềm của «Dnevnik» sang Việt Nam.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Thảo luận