Giá gạo Việt Nam "giậm chân tại chỗ" trước cuộc khủng hoảng lương thực

HÀ NỘI (Sputnik) - Khủng hoàng lương thực toàn cầu mang lại những triển vọng cho ngành lúa gạo xuất khẩu của VN, đồng thời cũng là áp lực với ngành chăn nuôi, chế biến thực phẩm.
Sputnik
Thế giới đang chứng kiến đà tăng của các mặt hàng lúa gạo khi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Thái Lan đang được hưởng lợi lớn nhờ ký được các hợp đồng cung cấp gạo cho thị trường Trung Đông. Giá gạo Thái Lan tăng vọt từ 20 - 35 USD lên mức 445 USD/tấn (5% tấm). Giá gạo xuất khẩu của Pakistan cũng tăng khoảng 15 - 25 USD/tấn. Thế nhưng giá gạo VN lại chưa đi theo xu thế chung này. Kết quả xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm nay của VN đạt 2 triệu tấn, tương đương 1 tỉ USD, tăng 4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Triển vọng với xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), giá lúa gạo xuất khẩu đã bắt đầu tăng nhẹ ở một số mặt hàng từ 3 - 5 USD/tấn so với hồi đầu tháng. Cụ thể, giá gạo 5% tấm ở mức 418 USD/tấn, gạo 25% tấm là 398 USD/tấn.
Các nhà báo châu Âu ngạc nhiên vì ở Nga không có tình trạng thiếu thực phẩm
Mặc dù chất lượng gạo VN và Thái Lan gần tương đồng và đang cạnh tranh quyết liệt ở cùng phân khúc, nhưng việc giá gạo Thái Lan và Pakistan đều tăng mà VN vẫn đứng yên, theo các chuyên gia, có thể do một số doanh nghiệp xuất khẩu chưa muốn bung hàng.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang), nhận định: “Thường vào đầu quý 2 hằng năm là thời điểm sôi động. Các nhà nhập khẩu tích cực ký hợp đồng mới. Năm nay do giá lương thực tăng cao nên nhiều nhà nhập khẩu vẫn còn chần chừ chưa muốn ký hợp đồng”.
Trao đổi với Zing, ông Đôn cho rằng thời điểm này đã là giữa quý 2, nhưng giá gạo sẽ tăng tiếp vì chi phí sản xuất hiện tại quá cao. Xu hướng tăng giá lương thực toàn cầu hiện tại càng củng cố niềm tin và kỳ vọng của các doanh nghiệp xuất khẩu về một mức giá tốt trong tương lai gần. Có thể các nhà nhập khẩu đã không còn đủ kiên nhẫn và buộc phải chấp nhận mức giá hiện tại.

Ngành chăn nuôi còn phải chịu lỗ

Trong khi kinh ngạch xuất khẩu lúa gạo có nhiều khả quan, thì đối với sản xuất thực phẩm và chăn nuôi lại thêm phần áp lực. Đơn cử như việc Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng đang tác động đến thị trường nội địa, dù lúa mì không phải là nguồn lương thực chính đối với người VN.
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Bà Huỳnh Kim Chi, Tổng giám đốc Công ty bột mì quốc tế (Intermix), cho biết, giá lúa mì nhập khẩu hiện nay tăng lên quá cao, nguồn cung hạn chế khi hầu hết các nước xuất khẩu đều đang tự bảo vệ thị trường nội địa của mình.
“Nếu trước đây mua đủ lượng dự trữ cần 100 đồng thì hiện nay có 100 đồng chỉ mua được 20% nhu cầu thôi. Điều rất nguy cấp là các doanh nghiệp hiện nay không còn nhiều nguồn dự trữ. Công ty chúng tôi là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì lớn nhất cả nước, nhưng hiện chỉ còn nguồn dự trữ khoảng 3 tháng nữa. Trong khi đó, để an toàn và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, các doanh nghiệp phải dự trữ trong khoảng 6 tháng. Chúng tôi rất cần nhà nước quan tâm và hỗ trợ trong giai đoạn này, cụ thể là có các chính sách tốt về lãi suất vay để các DN thực phẩm tăng nguồn dự trữ lương thực, thực phẩm như lúa mì”, bà Chi nói.
'Nghèo đói cùng cực': Người Anh phải lựa chọn giữa thực phẩm và thanh toán hóa đơn
Theo Bộ NN-PTNT, mỗi năm VN nhập khẩu hơn 22 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tương đương 50 - 60% tổng nhu cầu của toàn ngành, trong đó nhập khẩu lúa mì khoảng 2 triệu tấn. Đầu năm thì giá bắp và đậu nành tăng cao, khi giá 2 mặt hàng này vừa hạ nhiệt thì lúa mì lại tăng. Tình trạng này khiến các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi vẫn chưa thể giảm giá, người chăn nuôi vẫn phải gồng lỗ.
Bên cạnh giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cao, một số phụ phẩm lúa gạo dùng làm thức ăn chăn nuôi cũng ở mức cao kỷ lục. Cụ thể cám gạo đang ở mức khoảng 8.850 đồng/kg, tấm 1/2 khoảng 8.450 đồng/kg. Với mức giá này, ngành thực phẩm và chăn nuôi đang chịu áp lực rất lớn, nhất là khi việc tăng giá chưa có dấu hiệu dừng lại.
Thảo luận