Tuần trước, Thủ tướng Israel Naftali Bennett đã trình bày các tài liệu cáo buộc Iran "lừa dối" IAEA và những nỗ lực được cho là của Tehran nhằm che đậy hiện trạng trong chương trình hạt nhân của nước này. Liên quan đến vấn đề này, cũng như bản chất của sự hợp tác sau nàygiữa Iran và IAEA, một dự thảo nghị quyết dự kiến sẽ được đệ trình để xem xét.
"Ngày càng thấy rõ ý định của các bên đối tác phương Tây tham gia cuộc đàm phán ở Vienna để thông qua một nghị quyết về Iran tại phiên họp đang diễn ra của Hội đồng Thống đốc IAEA là rất phản tác dụng đối với JCPOA (Kế hoạch Hành động Toàn diện chung về chương trình hạy nhân Iran”, - ông Ulyanov viết.
Thỏa thuận JCPOA
Vào năm 2015, Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Mỹ, Pháp và Iran đã ký kết thỏa thuận hạt nhân - JCPOA, đề ra đến việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc dừng chương trình hạt nhân của Tehran. Vào tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã đơn phương rút khỏi JCPOA và khôi phục các biện pháp hạn chế chống lại Iran. Để đáp trả, Tehran tuyên bố giảm dần các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận, từ bỏ các hạn chế đối với nghiên cứu hạt nhân, máy ly tâm và mức độ làm giàu uranium.
Đàm phán để khôi phục thỏa thuận
Các cuộc đàm phán đã được tổ chức tại Vienna nhằm để gia hạn JCPOA và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran; vào ngày 27/12/2021 vòng đàm phán thứ tám bắt đầu. Ngay trong vòng đám phán thứ bảy diễn ra vào tháng 12, các bên đã thống nhất được hai dự thảo thỏa thuận, trong đó phía châu Âu đưa cả lập trường của Tehran vào. Người phát ngôn Iran Bagheri Kyani cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra tốt đẹp, nhưng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đánh giá tiến triển ở Vienna là khiêm tốn và kêu gọi Tehran "xem xét vấn đề một cách nghiêm túc". Với việc các bên trở về nước mình vào cuối tháng 3, tiến trình đàm phán đã bị đình chỉ. Bộ Ngoại giao Iran đổ lỗi cho chính quyền Mỹ về việc này.