Việt Nam làm quen với bài hát Nga từ bao giờ
"Lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam lưu giữ tên tuổi ông Victor, người đã mở khóa dạy đàn bayan và mandolin tại Hà Nội. Trong số các học trò của ông thày đàn Nga này, có cha tôi là Đỗ Nhuận. Vì vậy, vào giữa những năm 1950, khi những công dân Xô-viết đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, văn hóa âm nhạc Nga đã được người Việt chúng tôi biết đến ở một mức độ nào đó. Âm nhạc Nga đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tạo nghệ thuật của Thiên Thư và hàng loạt nhà soạn nhạc khác.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và miền Bắc được giải phóng, trong nước sôi nổi phong trào «Hát bài ca Nga, bài ca của Quân đội Liên Xô». Từ cuối những năm 50 và đầu những năm 60, các bài hát Nga được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam DCCH. Ví dụ như những bài «Chiều Matxcơva», «Đỉnh núi Lenin», «Cây liễu xanh», «Bài ca thanh niên sôi nổi»… Có thể nói không hề nhầm rằng vào những năm 60 tất cả giới trẻ Việt Nam đều hát những bài ca này."
"Họ thậm chí còn kỳ công dịch sang tiếng Việt. Mặc dù lúc đó ở Việt Nam còn ít người biết tiếng Nga, nhưng lời ca Nga được chuyển ngữ qua bản dịch trung gian từ tiếng Pháp và tiếng Trung. Phạm Tuyên, Hồ Bắc đã dịch rất nhiều ca khúc tiếng Nga, cả nhạc thiếu nhi và nhạc trữ tình. Tiếp đó, công việc dịch lời các ca khúc Nga sang tiếng Việt từ nguyên bản được các nhạc sĩ Việt Nam sang học tại các trường Liên Xô như Đỗ Nhuận, Vũ Tự Lân và ca sĩ Trung Kiên chủ động đảm trách”, - ông Đỗ Hồng Quân cho biết.
Những nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên ở Nga
Gián đoạn trong hợp tác chỉ là tạm thời
"Và rất đáng mừng là trong thiên niên kỷ mới, với việc ký kết Hiệp định hợp tác văn hóa giữa CHXHCN Việt Nam và LB Nga, tình trạng này không chỉ được khắc phục mà còn có khởi sắc tốt đẹp. Các chuyến đi trao đổi hội ngộ của nhạc sĩ hai nước sang với nhau lại tiếp nối. Tôi khi đó là lãnh đạo Ban Biên tập Âm nhạc của Đài «Tiếng nói Việt Nam», đã có dịp sang thăm Đài «Tiếng nói nước Nga» là Sputnik hiện nay để thảo luận về kế hoạch giao lưu giữa các đồng nghiệp Nga trong tòa soạn âm nhạc và đơn vị của «Tiếng nói Việt Nam»".
«Hợp tác hiệu quả giữa các Hiệp hội sáng tác âm nhạc đã được phục hồi, cũng như nối lại việc đào tạo thế hệ mới các nhạc sĩ Việt Nam kể cả nhạc sĩ quân đội trong các trường đại học chuyên ngành của LB Nga.»
Tấm thông hành nhận ở Nga dành cho sự nghiệp sáng tạo
Một lễ hội bắt đầu và kết thúc bằng âm nhạc Việt Nam
«Các sứ giả của chúng tôi luôn nhận được sự đón tiếp nồng hậu tại lễ hội. Festival này được tiến hành tại Việt Nam ba lần: vào các năm 2014, 2016 và 2018. Hồi tháng 9 năm nay, sau một thời gian tạm dừng do đại dịch, hoạt động âm nhạc sáng giá này diễn ra ở Kazan, với sự tham gia truyền thống của các nhóm nhạc Việt Nam và tập thể âm nhạc Nga, nổi tiếng cả ở Nga và Việt Nam nơi họ từng nhiều lần sang lưu diễn.
Liên hoan bắt đầu bằng bài hát về tình yêu, tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Nga do nhạc sĩ Lê Tự Minh sáng tác và nữ ca sĩ Nga thể hiện. Và hợp âm khép lại ngày hội âm nhạc là phần trình diễn sáng tác "Tiếng vọng" của tôi dành cho dàn nhạc giao hưởng. Liên hoan Âm nhạc Á-Âu kế tiếp, vào năm 2023, sẽ lại được tổ chức tại Việt Nam, đất nước âm nhạc và các ca khúc Nga đã được biết đến và ưa chuộng trong gần trăm năm qua», - ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam kết luận trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.