Nhạc Nga ở Việt Nam và giai điệu Việt trên đất Nga

CC0 / Pixabay / Nốt nhạc trên phím đàn piano.
Nốt nhạc trên phím đàn piano. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2022
Đăng ký
Khi nói quan hệ Nga-Việt mang tính chất đối tác chiến lược toàn diện, chúng ta thường mặc nhiên hiểu rằng đó là những tiếp xúc ở cấp độ chính trị cao nhất cùng giao lưu hợp tác thương mại-kinh tế và quân sự-kỹ thuật. Nhưng đó là quan hệ đối tác và được định tính là toàn diện, bởi không giới hạn chỉ ở những mục này.
Liên hệ Nga-Việt trong lĩnh vực văn hóa cũng không kém phần sâu rộng. Cụ thể là liên hệ về âm nhạc – là nội dung mà ông Đỗ Hồng Quân Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam sẽ nói đến trong cuộc đàm đạo với Sputnik.

Việt Nam làm quen với bài hát Nga từ bao giờ

Theo lời nhà soạn nhạc, những bài hát Nga đầu tiên vang lên ở Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ trước: người hát là các kiều dân Nga làm việc trong các doanh nghiệp Pháp. Và đó chủ yếu là các bài dân ca Nga.

"Lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam lưu giữ tên tuổi ông Victor, người đã mở khóa dạy đàn bayan và mandolin tại Hà Nội. Trong số các học trò của ông thày đàn Nga này, có cha tôi là Đỗ Nhuận. Vì vậy, vào giữa những năm 1950, khi những công dân Xô-viết đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, văn hóa âm nhạc Nga đã được người Việt chúng tôi biết đến ở một mức độ nào đó. Âm nhạc Nga đã có ảnh hưởng lớn đến sáng tạo nghệ thuật của Thiên Thư và hàng loạt nhà soạn nhạc khác.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và miền Bắc được giải phóng, trong nước sôi nổi phong trào «Hát bài ca Nga, bài ca của Quân đội Liên Xô». Từ cuối những năm 50 và đầu những năm 60, các bài hát Nga được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam DCCH. Ví dụ như những bài «Chiều Matxcơva», «Đỉnh núi Lenin», «Cây liễu xanh», «Bài ca thanh niên sôi nổi»… Có thể nói không hề nhầm rằng vào những năm 60 tất cả giới trẻ Việt Nam đều hát những bài ca này."

Khách mời dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.12.2019
Người dân Nga làm quen với diện mạo văn hóa mới của Việt Nam

"Họ thậm chí còn kỳ công dịch sang tiếng Việt. Mặc dù lúc đó ở Việt Nam còn ít người biết tiếng Nga, nhưng lời ca Nga được chuyển ngữ qua bản dịch trung gian từ tiếng Pháp và tiếng Trung. Phạm Tuyên, Hồ Bắc đã dịch rất nhiều ca khúc tiếng Nga, cả nhạc thiếu nhi và nhạc trữ tình. Tiếp đó, công việc dịch lời các ca khúc Nga sang tiếng Việt từ nguyên bản được các nhạc sĩ Việt Nam sang học tại các trường Liên Xô như Đỗ Nhuận, Vũ Tự Lân và ca sĩ Trung Kiên chủ động đảm trách”, - ông Đỗ Hồng Quân cho biết.

Những nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên ở Nga

Ông Đỗ Hồng Quân cho rằng năm 1958 chiếm vị trí đặc biệt trong biên niên sử giao lưu của giới âm nhạc hai nước, khi trong số các lưu học sinh được Nhà nước Việt Nam DCCH gửi sang học tập ở một số thành phố của Liên Xô, chủ yếu là Matxcơva, đã có những sinh viên đầu tiên theo chuyên ngành nghệ thuật âm nhạc.
Ngày 20 tháng 12, tại hội trường Đại học tổng hợp quốc gia Kursk đã tổ chức buổi hòa nhạc của Khoa biểu diễn nhạc cụ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2016
Cầu âm nhạc Hữu nghị Nga - Việt Nam
Khi đó, Đỗ Nhuận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, mơ ước được sang Liên Xô học nhạc. Tình cờ ông có dịp thưa với Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguyện ước này. Chủ tịch nước ủng hộ ước mơ của «anh bộ đội» và gửi Đỗ Nhuận cùng với Trọng Bằng và Trần Quý sang học ở Matxcơva. Giảng viên đầu tiên của Đỗ Nhuận tại Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva là giáo sư âm nhạc nổi tiếng của Liên Xô Vladimir Fere.
© SputnikÔng Vladimir Fere
Ông Vladimir Fere - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Ông Vladimir Fere
Đỗ Nhuận cũng nhiều lần gặp gỡ nhà soạn nhạc nổi tiếng Liên Xô Tikhon Khrennikov để cùng trao đổi về những nét tinh tế trong âm nhạc. Tình bạn của Đỗ Nhuận với cả hai nhạc sĩ Liên Xô, bắt nguồn từ thời hoa niên ở Matxcơva đã kéo dài đến tận cuối đời mỗi người. Cả Fere, Khrennikov và Igor Belorusets đều có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sáng tạo của nhiều nhạc sĩ Việt Nam. Những bậc thầy âm nhạc Liên Xô khác, từng đến Hà Nội ngay cả trong thời điểm nguy hiểm nhất vì những trận ném bom của máy bay Mỹ, cũng đã hỗ trợ các đồng nghiệp Việt Nam rất nhiều.

Gián đoạn trong hợp tác chỉ là tạm thời

Thật đáng tiếc, - ông Đỗ Hồng Quân lưu ý, - sau khi Liên Xô tan rã, mối liên hệ giữa các nhà soạn nhạc của hai nước đã có gián đoạn: cả theo đường hai Hội nghệ sĩ âm nhạc và cả theo tuyến các cơ sở đào tạo âm nhạc.

"Và rất đáng mừng là trong thiên niên kỷ mới, với việc ký kết Hiệp định hợp tác văn hóa giữa CHXHCN Việt Nam và LB Nga, tình trạng này không chỉ được khắc phục mà còn có khởi sắc tốt đẹp. Các chuyến đi trao đổi hội ngộ của nhạc sĩ hai nước sang với nhau lại tiếp nối. Tôi khi đó là lãnh đạo Ban Biên tập Âm nhạc của Đài «Tiếng nói Việt Nam», đã có dịp sang thăm Đài «Tiếng nói nước Nga» là Sputnik hiện nay để thảo luận về kế hoạch giao lưu giữa các đồng nghiệp Nga trong tòa soạn âm nhạc và đơn vị của «Tiếng nói Việt Nam»".

© Ảnh : The 5th International Festival of Symphonic Music in TashkentNhạc sĩ Đỗ Hồng Quân
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2022
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân
Ông Đỗ Hồng Quân cho biết thêm:

«Hợp tác hiệu quả giữa các Hiệp hội sáng tác âm nhạc đã được phục hồi, cũng như nối lại việc đào tạo thế hệ mới các nhạc sĩ Việt Nam kể cả nhạc sĩ quân đội trong các trường đại học chuyên ngành của LB Nga.»

Tấm thông hành nhận ở Nga dành cho sự nghiệp sáng tạo

Theo nhận xét của ông Đỗ Hồng Quân, trong những năm hợp tác, ở Liên Xô, và sau đó ở Nga đã đào tạo được khoảng 100 nhạc sĩ Việt Nam. Ta hãy cùng nhau nhớ về nghệ sĩ piano lừng danh thế giới Đặng Thái Sơn. Năm 16 tuổi, năng khiếu của Sơn được nghệ sĩ piano Liên Xô Isaac Katz đang hướng dẫn hội thảo tại Việt Nam chú ý. Theo lời giới thiệu của ông, Sơn được gửi sang học tại Nhạc viện Matxcơva, nơi các giảng sư âm nhạc Vladimir Natanson và Dmitry Bashkirov trở thành thầy giáo của sinh viên người Việt. Năm 1980, nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky Matxcơva đã giành giải Nhất cuộc thi quốc tế mang tên Chopin.
«Còn bản thân tôi, cựu sinh viên tốt nghiệp Nhạc viện Matxcơva, hồi tháng 6 năm nay đã trở thành Uỷ viên Ban giám khảo của cuộc thi Quốc tế mang tên Rachmaninov tổ chức tại Matxcơva gồm các thí sinh là nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc và nhạc trưởng, tôi vinh dự cùng các bậc thầy nổi tiếng thế giới đánh giá phần trình diễn của các thành viên dự thi», - nhà soạn nhạc Việt Nam lưu ý.
Một điệu múa Nga do các em học sinh phổ thông trình diễn - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2019
“Đa sắc màu Việt-Nga 2019” – Festival văn hóa ý nghĩa

Một lễ hội bắt đầu và kết thúc bằng âm nhạc Việt Nam

Ông Đỗ Hồng Quân vui mừng ghi nhận sự hiệp lực phối hợp giữa các Hội nhạc sĩ hai nước không ngừng phát triển, tiếp thu những hình thức và nội dung mới. Ví dụ, sau khi Liên Xô tan rã, Hiệp hội các nhà soạn nhạc Nga và Tatarstan bắt đầu tổ chức Liên hoan Âm nhạc Á-Âu tại Kazan, thủ đô của Cộng hoà Tatarstan. Năm 2013, ban tổ chức đã mời Hội Nhạc sĩ Việt Nam tham gia.

«Các sứ giả của chúng tôi luôn nhận được sự đón tiếp nồng hậu tại lễ hội. Festival này được tiến hành tại Việt Nam ba lần: vào các năm 2014, 2016 và 2018. Hồi tháng 9 năm nay, sau một thời gian tạm dừng do đại dịch, hoạt động âm nhạc sáng giá này diễn ra ở Kazan, với sự tham gia truyền thống của các nhóm nhạc Việt Nam và tập thể âm nhạc Nga, nổi tiếng cả ở Nga và Việt Nam nơi họ từng nhiều lần sang lưu diễn.

Liên hoan bắt đầu bằng bài hát về tình yêu, tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Nga do nhạc sĩ Lê Tự Minh sáng tác và nữ ca sĩ Nga thể hiện. Và hợp âm khép lại ngày hội âm nhạc là phần trình diễn sáng tác "Tiếng vọng" của tôi dành cho dàn nhạc giao hưởng. Liên hoan Âm nhạc Á-Âu kế tiếp, vào năm 2023, sẽ lại được tổ chức tại Việt Nam, đất nước âm nhạc và các ca khúc Nga đã được biết đến và ưa chuộng trong gần trăm năm qua», - ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam kết luận trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала