Người dân Nga làm quen với diện mạo văn hóa mới của Việt Nam

© Sputnik / Savitskaya KristinaKhách mời dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt
Khách mời dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Điều gì truyền tải một cách tốt nhất hình ảnh và tâm hồn của một dân tộc? Đó chính là văn hóa của dân tộc ấy. Việt Nam đang thay đổi, và nền văn hóa phong phú cổ xưa của đất nước này đang có những hình nét mới và màu sắc mới.

Trong năm 2019, được tuyên bố là Năm Nga tại Việt Nam và Năm Việt Nam tại Nga, người dân Nga đã có thể nhìn thấy khuôn mặt mới này của nền văn hóa Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhắc lại điều đó đã diễn ra như thế nào.

Khách mời dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt - Sputnik Việt Nam
Người Nga chọn Việt Nam, người Việt Nam chọn Nga

Khai mạc Năm chéo văn hóa Nga Việt

Ngay trước khi chính thức khai mạc Năm chéo hồi tháng Năm, Cục Lưu trữ Văn học và Nghệ thuật Quốc gia Nga đã tổ chức triển lãm trưng bày các hiện vật và tài liệu về lịch sử quan hệ văn hóa Nga-Việt. Mở đầu là bộ phim tài liệu “Việt Nam” nổi tiếng do Roman Carmen và nhóm của ông thực hiện năm 1954. Sự thật về cuộc kháng chiến chống Pháp anh hùng và ác liệt được thể hiện trong bộ phim mà các nhà làm phim Liên Xô đã đi bộ khắp Việt Nam để quay hơn 40 000 mét phim màu trong vòng 8 tháng trời ròng rã.

Ngày 22 tháng 5, trong lễ khai mạc Năm chéo văn hóa Nga Việt, hàng ngàn khán giả đã tập trung tại phòng hòa nhạc Zaryadye ở Moskva để thưởng thức các bài hát và nghệ thuật múa truyền thống phong phú của Việt Nam, âm thanh khác thường của các nhạc cụ dân gian, sự hòa quyện giữa màu sắc của trang phục với các bài hát, điệu nhảy và nhạc kịch Việt Nam trong chương trình âm nhạc "Việt Nam quê hương tôi". Du khách đến công viên Zaryadye hiện đại nhất của thủ đô Nga đã làm quen với những bức ảnh giới thiệu các ngày lễ quốc gia, di tích văn hóa và Di sản Thế giới UNESCO tại Việt Nam.

© Sputnik / Alexander Astafiev / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Dmitry Medvedev và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Phòng hòa nhạc Zaryadye, dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt 2019-2020
Người dân Nga làm quen với diện mạo văn hóa mới của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Dmitry Medvedev và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Phòng hòa nhạc Zaryadye, dự lễ khai mạc Năm chéo hữu nghị Nga Việt 2019-2020

Bảo tàng Lịch sử đương đại Nga đã tổ chức triển lãm "Tranh sơn mài Việt Nam", thể hiện khả năng rộng lớn của loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này trong thời đại của chúng ta.

Cổ vật Việt Nam lần đầu tiên được triển lãm tai Bảo tàng Hermitage

Theo chúng tôi, sự kiện văn hóa quan trọng nhất của Năm chéo văn hóa Nga Việt là triển lãm “Kho báu sông Hồng. Sưu tập khảo cổ từ bảo tàng Việt Nam” tại Hermitage – Bảo tàng Quốc gia lớn nhất nước Nga. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Hải Phòng đã trưng bày các hiện vật của bốn nền văn hóa cổ đại miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Đồng Nai và văn hóa Óc Eo từ thế kỷ VI. trước CN cho đến thế kỷ 3 sau CN. Trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, vũ khí và đồ vật nghi lễ, dụng cụ lao động và đồ gia dụng, bát đĩa và đồ trang sức của phụ nữ bằng đồng, đá, gốm sứ, đá trang trí đã được mang sang Nga để giới thiệu. Lần đầu tiên, kho báu khảo cổ của Việt Nam với số lượng lớn như vậy đã được gửi đi triển lãm ở nước ngoài. Trong bốn tháng triển lãm (từ tháng 5 đến tháng 9), theo dịch vụ thống kê của Hermitage, đã có khoảng hơn một triệu người dân St. Petersburg và du khách thành phố ghé thăm - một phần tư tất cả số lượng khách tham quan bảo tàng Hermitage trong giai đoạn này.

Bình bằng đồng. Văn hóa Đông Sơn   - Sputnik Việt Nam
Nói về Việt Nam, với tình yêu

Các hướng dẫn viên Hermitage gọi đây là “triển lãm bom tấn” về cấp độ chuẩn bị và sự nổi tiếng trong giới du khách.

Các đoạn cảm tưởng của du khách đã nói lên điều này: “Thật tuyệt vời, những tác phẩm tinh tế đến dường nào! Tôi từng biết rằng Việt Nam là một đất nước phi thường, và bây giờ tôi tin chắc điều này. Những gì tôi thấy rất quý giá." "Triển lãm rất thú vị, tôi chắc chắn sẽ đến Việt Nam." Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã viết lưu niệm về tầm quan trọng của triển lãm: “Thật vinh dự và vui mừng khi gần 300 hiện vật văn hóa cổ Việt Nam lần đầu tiên được trưng bày cùng các tuyệt tác nghệ thuật hàng đầu của nước Nga và thế giới tại Bảo tàng quốc gia Ermitage, St. Petersburg, Liên bang Nga. Đây là cơ hội để công chúng Nga và bạn bè quốc tế hiểu hơn về di sản văn hóa đa dạng, phong phú của Việt Nam, góp phần thắt chặt hơn nữa quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Nga anh em.”

Cuộc sống mới của chiếc áo dài truyền thống Việt Nam

Trang phục dân tộc thanh lịch và nữ tính của phái đẹp Việt Nam từng được người Nga biết đến. Họ đã có cơ hội nhìn thấy những chiếc áo dân tộc này ở Nga và khi đến thăm Việt Nam – vừa khiêm tốn vừa sang trọng, bằng lụa và hay bằng nhung, là trang phục của các nữ sinh viên và nữ diễn viên, các nữ quan chức và phu nhân các nhà ngoại giao.

© Sputnik / Hoàng HoaÁo dài Việt Nam trong không gian Cung điện Ekaterina Đệ nhị
Người dân Nga làm quen với diện mạo văn hóa mới của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Áo dài Việt Nam trong không gian Cung điện Ekaterina Đệ nhị

Nhưng những chiếc áo dài được nhà thiết kế nổi tiếng Việt Nam Đặng Thị Minh Hạnh đưa sang giới thiệu tại Moskva thì họ chưa nhìn thấy bao giờ. Hồi tháng 6, Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông đã tổ chức buổi trình diễn bộ sưu tập 80 chiếc áo dài lụa và thổ cẩm do bà Minh Hạnh thiết kế dựa trên trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam. Điểm đặc biệt của bộ sưu tập này là nhiều chiếc áo dài được trang trí bằng hình ảnh các thánh đường và tháp Điện Kremlin Moskva, cũng như các kiệt tác kiến ​​trúc khác của Nga. Giới thiệu bộ sưu tập áo dài này không chỉ là các người mẫu thời trang chuyên nghiệp Việt Nam, mà còn có các nữ sinh viên Nga của Đại học Ngôn ngữ Moskva. Khán giả vô cùng khâm phục và tán thưởng sự xuất hiện của họ.

Áo dài từ lụa tơ tằm với hình Nữ hoàng Ekaterina Vĩ đại - Sputnik Việt Nam
Áo dài, thổ cẩm Tà Ôi, lụa Bảo Lộc trong hoàng cung Nga tại Tsaritsyno

Tác giả bộ sưu tập, bà Minh Hạnh không học tập và không sống ở Nga, nhưng bà có tình cảm sâu sắc với đất nước của chúng tôi. Sự mong muốn được giới thiệu tác phẩm của mình với công chúng Nga một cách rộng rãi đã khiến cho dự án Phượng hoàng bí ẩn ra đời. Bộ sưu tập được giới thiệu trực tuyến trên trang web của Khu bảo tàng-bảo tồn Tsaritsyno, Culture.rf và trên mạng xã hội Odnoklassniki. Choáng ngợp trước sự tráng lệ của cung điện và công viên Tsaritsyno, nhà thiết kế đã nghiên cứu thời đại Ekaterina và tạo ra áo dài với hình ảnh Nữ Hoàng Nga nổi tiếng này. Dự án Phượng hoàng bí ẩn đã giới thiệu với khán giả không chỉ các phiên bản gốc trang phục dân tộc Việt Nam, mà còn kể về việc sản xuất lụa Bảo Lộc nổi tiếng và việc tạo ra loại vải zeng đầy màu sắc trên khung dệt tre. Chương trình ở Tsaritsyno không phải ngẫu nhiên được gọi là Phượng hoàng bí ẩn. Bà Minh Hạnh cảm nhận về Nga như vậy. Bà nói:

“Phượng Hoàng vẫn còn bí ẩn như thế khi đến nước Nga, bởi nước Nga còn quá nhiều điều để chiêm nghiệm, để khám phá. Tôi vẫn luôn mang mơ ước ấy, và tôi tin rằng thông qua những ý niệm của thời trang, hợp tác văn hóa Việt-Nga sẽ có thêm một trang mới, đầy tính nhân văn của thời đại mới.”
Khi âm nhạc của nước Việt Nam mới bay bổng trong mùa thu Nga - Sputnik Việt Nam
Khi âm nhạc của nước Việt Nam mới bay bổng trong mùa thu Nga

Sự kết hợp giữ saxophone Việt Nam và guitar Nga

Và trong mùa thu này, người Nga đã có cơ hội tiếp xúc với một khía cạnh khác của văn hóa Việt Nam. Tháng 10, một buổi biểu diễn của nhạc sĩ jazz nổi tiếng Việt Nam, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn đã được tổ chức tại Trung tâm văn hóa GlavUPDK. Bạn diễn của ông là một trong những nghệ sĩ guitar Nga, với kỹ thuật chơi guitar điện tử điêu luyện nhất, nhà soạn nhạc jazz Dmitry Maloletov. Khán giả đã thưởng thức chương trình đặc sắc, không chỉ nhạc jazz cổ điển, mà còn có phần trình diễn chung các tiết mục dân ca Việt Nam và Nga, chuyển thành các tác phẩm jazz trước khán giả.

“Tôi rất phấn khởi khi biểu diễn tại Nga, đất nước chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim tôi – nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn nói. - Tôi mong muốn tham gia các lễ hội ở Nga và các dự án với các nhạc sĩ Nga. Tôi hy vọng rằng điều đó sẽ thành hiện thực.”

Toàn cảnh cuộc sống Việt Nam đương đại.

Trong gần 30 năm qua, văn học Việt Nam rất ít được dịch sang tiếng Nga và xuất bản. Nhưng mùa thu năm nay, tập truyện ngắn của các nhà văn đương đại Việt Nam “Tiếng chuông trôi trên sông” do nhà báo Nga Igor Britov chuyển ngữ đã được phát hành tại Việt Nam. Cuốn sách bao gồm những tác phẩm văn xuôi được viết vào những năm 90 của thế kỷ trước và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này. Tác giả là các nhà văn thuộc thế hệ cũ, bao gồm Tô Hoài, Lê Văn Thảo, Đỗ Chu, những người có thể được gọi là "nhà văn kinh điển", và các tác giả trẻ hơn. Những câu chuyện trong tập sách này cho phép độc giả Nga hình dung một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của xã hội Việt Nam đương đại, đồng thời, mỗi câu chuyện đều nói về tình yêu. Phần lớn ở trung tâm tác phẩm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam, mạnh mẽ và dịu dàng, khôn ngoan và kiên nhẫn, sẵn sàng hiến dâng tất cả vì hạnh phúc của những người thân yêu. Người phụ nữ mạnh mẽ chính là một trong những dấu hiệu của thời đại mới ở Việt Nam.

Diễn đàn Thanh niên Việt Nam – Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam
Thanh niên Nga muốn biết thêm về Việt Nam, thanh niên Việt Nam muốn biết thêm về Nga
Bí quyết ẩm thực Việt Nam

Ẩm thực là một phần quan trọng của văn hóa dân tộc. Trong khuôn khổ Năm chéo văn hóa Nga Việt, hồi mùa xuân năm nay, Lễ hội ẩm thực Việt Nam được tổ chức trong ba ngày tại Tổ hợp văn hóa và thương mại "Hà Nội-Moskva". Nhóm đầu bếp do Chủ tịch Hội đầu bếp Việt Nam Nguyễn Thường Quân dẫn đầu đã giới thiệu với công chúng Nga những nét độc đáo của văn hóa ẩm thực Việt Nam, giúp họ làm quen với nhiều món ăn mang hương vị dân tộc.

Chúng tôi vừa nhắc lại các sự kiện văn hóa Việt Nam được giới thiệu ở Nga trong năm 2019. Mỗi sự kiện được mô tả trên đây đều rất thú vị, hấp dẫn và độc đáo. Sự quan tâm của người dân Nga đối với Việt Nam hiện đại đang tăng lên nhanh chóng - một đất nước trẻ, phát triển năng động, thân thiện, vì vậy rất cần có nhiều sách, phim, triển lãm Việt Nam hơn ở Nga. Theo ông Anatoly Sokolov, chuyên gia hàng đầu của Nga về văn hóa Việt Nam, quốc gia này đang nhanh chóng trở nên giàu có hơn, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới đang ngày càng tăng lên. Việt Nam cũng quan tâm đến việc truyền bá văn hóa của mình ra thế giới. Và đây là vấn đề không chỉ của nhà nước Việt Nam, mà còn là vấn đề của doanh nghiệp Việt Nam.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала