"Tôi đã ở Đức được mấy ngày rồi, và quả thật là câu hỏi về xe tăng cứ liên tục xuất hiện. Rồi tôi đã tự hỏi mình, tại sao xe tăng không được chuyển giao", - nhà báo mở đầu.
Theo quan điểm của Applebaum, nguyên nhân hàm chứa ở sự thất vọng khi phương Tây không biết chiến thắng của Ukraina sẽ như thế nào. Hơn nữa, cảm giác này không chỉ có ở Đức, mà còn trải nghiệm ở Hoa Kỳ và các nước khác.
Nhà báo nêu câu hỏi - liệu phương Tây có muốn Ukraina chiến thăng hay chăng, đã sẵn sàng chưa cho kết cục như vậy cùng hệ quả của nó.
"Nó sẽ thay đổi châu Âu như thế nào, thay đổi nước Nga như thế nào, thay đổi cán cân quyền lực như thế nào? Tôi cho rằng tình hình với những chiếc xe tăng có liên quan đến chuyện này", - nhà báo Applebaum kết luận.
Chế độ Kiev trông đợi nhận được xe tăng Leopard 2 của Đức, nhưng Berlin không vội chia sẻ. Đồng thời, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố rằng Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina, nhưng sẽ không thực hiện bất kỳ bước đi nào nếu thiếu sự đồng ý của các đồng minh trong NATO. Như hãng thông tấn Bloomberg nhận xét, dường như các nước phương Tây đã đi đến thỏa thuận ngầm bất thành văn là không chuyển giao xe tăng cho chính quyền Kiev, vì vậy Đức không muốn là nước cung cấp trước tiên và tạo cớ phát sinh cáo buộc về lỗi thúc đẩy leo thang.
Phản ứng của Nga đối với việc bơm vũ khí cho Ukraina
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào có vũ khí của phương Tây gửi cho Kiev cũng sẽ thành mục tiêu hợp pháp để Lực lượng Hàng không-Vũ trụ. Nga tấn công. Còn ông Dmitry Peskov Thư ký báo chí của Tổng thống Nga tuyên bố, việc bơm vũ khí cho Ukraina không hề đóng góp vào thành công của cuộc đàm phán Nga-Ukraina mà chỉ có tác động tiêu cực.