Hồi tháng 2, thông tin về một vụ tấn công bằng tên lửa được cho là của Nga nhằm vào tòa nhà dân cư ở Kiev bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga nói với Sputnik rằng ngôi nhà này đã bị trúng tên lửa từ hệ thống tên lửa phòng không Buk của Ukraina. Đồng thời, vào cuối tháng 10, ngay cả cảnh sát Ukraina cũng báo cáo rằng do hoạt động của lực lượng phòng không Ukraina ở tỉnh Kiev, đã có người bị thương và các tòa nhà bị hư hại.
Theo lời Ignat, Kiev đang sử dụng vũ khí từ "thiên niên kỷ trước", trong khi vũ khí được sản xuất cách đây vài năm đang được sử dụng chống lại chúng. Các radar của Ukraina không dễ theo dõi tên lửa hành trình, và hệ thống phòng không Buk-M1 thì "rất khó kiểm soát".
"Bạn có các chỉ số cũ, monitor, hàng trăm nút bấm và màn hình. Rủi ro do lỗi của con người là rất cao", - Ignat nói trong cuộc phỏng vấn với The Economist.
Theo đại diện Cục tình báo trung ương của Bộ Quốc phòng Ukraina Vadym Skibitsky, hồi tháng 10, Kiev chỉ có thể đánh chặn khoảng 12% số tên lửa của tổ hợp Iskander.
Các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraina
Các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Ukraina do Lực lượng vũ trang Liên Bang Nga tiến hành bắt đầu vào ngày 10 tháng 10, 2 ngày sau vụ tấn công khủng bố ở cầu Crưm, mà đứng sau đó, theo chính quyền Nga, là các đơn vị đặc nhiệm Ukraina. Các cuộc không kích được thực hiện vào các cơ sở năng lượng, công nghiệp quốc phòng, chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc trên khắp đất nước, từ Kharkov và Kiev đến Lvov và Ivano-Frankivsk. Kể từ đó, các cảnh báo về cuộc không kích đã được công bố hàng ngày tại các khu vực của Ukraina, đôi khi trên cả nước. Vladimir Zelenskyy ngày 1 tháng 11 cho biết khoảng 40% cơ sở hạ tầng năng lượng ở Ukraina đã bị hư hỏng, dẫn đến mất điện trên diện rộng.