Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga gây khó cho ngành thép Việt Nam

Các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga làm đứt gãy dòng chảy cung ứng cũ, cú sốc về than, biến động tỷ giá khiến ngành thép Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn chưa từng có, nhu cầu sụt giảm mạnh, lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp chậm, hàng tồn kho tăng.
Sputnik
Bên cạnh đó, chi phí đầu vào cao, tình trạng lạm phát và các vấn đề quốc tế đã khiến cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này lâm vào bế tắc.
Tuy vậy, thời điểm giải ngân cuối năm cho đầu tư công có thể là cơ hội để ngành thép Việt Nam thu hồi phần nào lợi nhuận và hy vọng vào một năm 2023 tươi sáng hơn.

Trừng phạt của phương Tây gây khó khăn cho ngành thép

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay, giá thép đã được điều chỉnh đến 15 lần, giảm từ mức gần 20 triệu đồng/tấn xuống còn hơn 14 triệu đồng/tấn.
Không chỉ bị giảm mạnh về giá bán, lượng tiêu thụ cũng không mấy khả quan, khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này đối mặt với nhiều khó khăn.
Lấy ví dụ như Tập đoàn Hòa Phát, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong quý 3/2022 đã âm 1.786 tỷ đồng. Doanh thu của Hòa Phát đã giảm liên tiếp trong 3 quý.
Trong khi đó, Tập đoàn Hoa Sen đã ghi nhận khoản lỗ khoảng 887 tỷ đồng vào quý 3 vừa qua, với doanh thu sụt giảm mạnh.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong tháng 10/2022, tiêu thụ thép các loại đạt gần 2 triệu tấn, giảm 7,19 % so với tháng trước, giảm 9,9% so với cùng kỳ.
Nhiều doanh nghiệp thép báo lỗ nặng trong quý 3/2022, với các khoản nợ lớn gây áp lực không nhỏ lên hoạt động sản xuất-kinh doanh.
EU có nguy cơ bị tê liệt vì thiếu khí đốt Nga, cơ hội hiếm có của ngành thép Việt Nam
Theo chuyên gia Nguyễn Văn Sưa thông tin với báo chí trong nước, khó khăn đến từ việc tổng cầu về vật liệu thép trong xây dựng giảm mạnh, trong khi giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao. Ngoài ra, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh cũng ảnh hưởng không nhỏ. Những yếu tố này khiến cho doanh nghiệp không kịp ứng phó, liên tục thua lỗ.
Đồng thời, chính sách Zero Covid của Trung Quốc hay xung đột Nga- Ukraina cũng tác động tiêu cực, bởi đây là những thị trường xuất khẩu chính của nhiều doanh nghiệp. Thêm vào đó, tình trạng lạm phát toàn cầu cũng ít nhiều ảnh hưởng đến ngành thép và xây dựng trong nước.
Theo đại diện Tập đoàn Hoà Phát, than và quặng là 2 nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất thép bằng công nghệ lò cao. Đây cũng là công nghệ mà Hòa Phát đang sử dụng.
Tuy nhiên, dù quặng sắt đã giảm từ cuối năm 2021 và duy trì ở mức dễ chịu thì giá than lại biến động mạnh trong 9 tháng năm 2022. Do xung đột Nga - Ukraina, nhiều lo ngại nảy sinh về việc thiếu hụt nguồn cung, dẫn đến cú sốc về giá than trên thế giới.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga cũng đã làm đứt gãy dòng chảy cung ứng cũ. Bên cạnh đó, việc thiếu chu trình vận tải cho các cung đường mới làm tăng chi phí vận chuyển, qua đó khiến giá nguyên liệu nhập khẩu càng cao hơn.
Giá than đã tăng gấp 3 mức bình thường khi đạt đỉnh vào tháng 3/2022 và tháng 5/2022.
Bên cạnh đó, lạm phát và suy thoái kinh tế đã làm yếu đi cầu thép thế giới, qua đó khiến giá thép nội địa giảm. Thị trường bất động sản trong nước trầm lắng đã góp phần khiến tiêu thụ thép Việt Nam giảm mạnh.
Mỹ, phương Tây trả giá đắt vì sai lầm trừng phạt Nga và tình huống của Việt Nam
“Giá thép giảm, nên dù sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát có tăng cũng chưa bù đắp kịp mức ảnh hưởng theo chiều ngược lại của giá bán dẫn đến doanh thu giảm. Như vậy, bên cạnh áp lực về chi phí nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán của Hòa Phát đồng thời phải chịu thêm gánh nặng từ khoản dự phòng hàng tồn kho, góp phần làm mỏng thêm biên lợi nhuận quý 3/2022”, - đại diện Hoà Phát nói.

Cơ hội của ngành thép cuối năm 2022

Thông thường, thời điểm cuối năm là thời điểm “bung hàng” của nhiều doanh nghiệp thép do việc đầu tư công, xây dựng các công trình diễn ra mạnh mẽ.
Ông Nghiêm Xuân Đa, đến từ Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết nhiều doanh nghiệp đang tìm cách xả hàng tồn trước nhu cầu suy yếu như hiện nay. Đây là lúc để doanh nghiệp giảm áp lực tồn kho, thu lại phần nào lợi nhuận.
Các dự án giao thông, công trình xây dựng lớn sẽ kích cầu cho thị trường thép trong nước.
Hiệp hội Thép Việt Nam đề xuất, ngoài việc Chính phủ tăng tốc giải ngân đầu tư công và triển khai các biện pháp bình ổn giá vật liệu, hàng hóa dịp cuối năm, cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thép nội địa giữ vững thị phần và có động lực phát triển.
Cạn khí đốt Nga, hàng loạt nhà máy ở châu Âu phải đóng cửa, cơ hội cho thép Việt Nam
Các chuyên gia Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS), trong năm 2023, giá thép có thể hồi phục tốt hơn khi nhu cầu của thị trường Trung Quốc tăng lên. Việc Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ sắt thép ổn định trở lại và đẩy mạnh đầu tư công.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco) thì cho rằng, việc châu Âu đối mặt tình trạng thiếu hụt năng lượng có thể khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép.
Do đó, đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam vào khu vực EU trong năm sau.
Thảo luận