Chuyên gia quân sự Hy Lạp Konstantinos Grivas nói với Sputnik Hy Lạp rằng một động thái như vậy không chỉ kéo theo chi phí khổng lồ mà còn là "sự tự sát đối với khả năng phòng thủ của đất nước".
“Thứ nhất, Mỹ không thể cung cấp cho chúng tôi loại gì đó tương tự. Thứ hai, không phải là nhận miễn phí, mà là mua! Tức là chúng ta sẽ vứt bỏ những hệ thống vũ khí siêu quý, cực kỳ nguy hiểm cho địch, tạo ra một lỗ hổng rất lớn trong khả năng phòng thủ của chính mình”.
“Điều này không có ý nghĩa gì đối với đường hướng địa chính trị của đất nước. Hệ thống phòng thủ của Hy Lạp chống lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị suy yếu. Tất cả điều này không chỉ vì lợi ích của chính sách của Washington mà còn của Ankara”, - Grivas kết luận.
Xu hướng chung trong NATO
Sự lựa chọn tương tự được thực hiện trong những năm gần đây ở nhiều nước thành viên NATO - Slovakia, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovenia, Bulgaria - những nước đã cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng thủ của Nga và Liên Xô, những hệ thống này phần lớn đã được thay thế bằng hệ thống của Mỹ. Trong 2-3 năm qua, NATO đã nỗ lực đạt được sự thống nhất và khả năng tương tác của các hệ thống vũ khí của các quốc gia thành viên Liên minh Đại Tây Dương và loại bỏ hoàn toàn vũ khí Nga.