"Theo 3 cựu nhân viên tình báo và 2 cựu quan chức quân đội Mỹ, chiến dịch được lên kế hoạch trong nhiều năm là nguyên nhân của nhiều vụ nổ không rõ nguyên nhân và các tai nạn khác", - nhà báo nói.
Ông cũng lưu ý rằng các sĩ quan tình báo Mỹ không trực tiếp tham gia vào hoạt động phá hoại mà điều phối và kiểm soát việc tiến hành các hoạt động đó. Tuy nhiên, Murphy lưu ý, các cơ quan tình báo châu Âu có quyền ý kiến về cách thức và thời điểm tiến hành phá hoại, vì chính người của họ là đối tượng "gánh chịu mọi rủi ro".
Tuy nhiên phát ngôn viên CIA Tammy Thorp vẫn phủ nhận sự can dự của Mỹ vào các vụ cháy nổ ở Nga.
"Những lời khẳng định rằng Cơ quan Tình báo Trung ương bằng cách nào đó đang hỗ trợ một mạng lưới phá hoại ở Nga là hoàn toàn sai sự thật", - ông ta trả lời.
Theo nhà báo này, xung đột Ukraina càng kéo dài thì chiến dịch phá hoại của các nước phương Tây có thể càng trở nên "táo bạo" hơn.