Điều này đã được Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố vào thứ Ba tại cuộc họp báo ở Brussels khi ông đến dự cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia trong liên minh.
"Cả NATO và các đồng minh NATO đều không phải là một bên của cuộc xung đột. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ cho Ukraina, quốc gia này đang tự bảo vệ mình. Nước này có quyền tự vệ và chúng tôi có quyền giúp đỡ Ukraina. Do đó, NATO và các đồng minh không phải là một bên của cuộc xung đột, nhưng chúng tôi ủng hộ Ukraina", - ông nói khi trả lời câu hỏi về điều này của các nhà báo.
Theo ông Stoltenberg, "các loại vũ khí được cung cấp đã thay đổi, cũng như diễn biến của cuộc chiến."
"Ban đầu, điều quan trọng là cung cấp vũ khí chống tăng hạng nhẹ, sau đó là hệ thống pháo tiên tiến, sau đó rõ ràng là cần có hệ thống phòng không tiên tiến, và giờ là vũ khí hạng nặng", - ông nói thêm.
Ông tổng thư ký lưu ý rằng cuộc xung đột quân sự bắt đầu "không phải vào tháng 2 năm 2022 mà là vào năm 2014, và kể từ đó, các đồng minh NATO đã hỗ trợ cho Ukraina."
Ông Stoltenberg cũng cho biết, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và đạn dược hiện là ưu tiên của NATO trong việc chuyển giao cho Ukraina, vấn đề máy bay không phải là cấp bách nhất, nhưng cuộc thảo luận vẫn đan gtiếp tục.
"Chủ đề về máy bay hiện nay không cấp bách. Chúng tôi đang tham khảo ý kiến về các loại hệ thống cần cung cấp cho Ukraina", - ông nói và nhấn mạnh ưu tiên hiện nay là cung cấp xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và đạn dược cho Ukraina.
"Nhu cầu cấp thiết hiện nay là chuyển giao những gì đã hứa sẽ chuyển giao. Và đây sẽ là chủ đề ưu tiên tại cuộc họp hôm nay", - ông nói.
Số lượng binh sĩ NATO ở Đông Âu
Ông Anatoly Sidorov, người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu CSTO, nói rằng các nước NATO đang cố gắng làm mất ổn định tình hình ở sườn phía đông và tăng số lượng quân đội được triển khai ở đó: trong năm qua, nó đã tăng 2,5 lần - từ 13 lên 33 nghìn người.
Trong số đó, có khoảng 15 nghìn quân nhân Hoa Kỳ, theo con số của CSTO.