Vì sao tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga không thể bị đánh chặn - những chi tiết trong tài liệu Sputnik.
Những công nghệ đang phát triển rất nhanh. Nếu 10-15 năm trước, "siêu vượt âm" đã có vẻ là một công nghệ viễn tưởng, thì ngày nay nó đã trở thành hiện thực.
Sớm hơn những nước khác, Mỹ đã bắt đầu tung hô về loại đạn siêu vượt âm như một trong thành phần của các vũ khí có khả năng “tấn công chớp nhoáng toàn cầu”. Họ đã dành nhiều năm và hàng chục tỷ đô la cho các công việc nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này. Nguyên mẫu đầu tiên của tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW phóng từ máy bay đã được giới thiệu cách đây 18 năm, nhưng cho đến nay nó vẫn chưa vượt qua giai đoạn thử nghiệm. Chỉ vào cuối năm 2022 mới có cuộc thử nghiệm thành công thứ ba.
Thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh AGM-183A Air-Launched Rapid Response Weapon (ARRW).
© Ảnh : Air Force / Giancarlo Casem
Vũ khí siêu vượt âm của Nga
Lần đầu tiên, Tổng thống Liên bang Nga, Tổng tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang Nga Vladimir Putin đã nói với công chúng về hệ thống tên lửa siêu vượt âm Kinzhal trong thông điệp gửi tới Quốc hội LB Nga vào tháng 3 năm 2018.
Các chuyên gia nước ngoài ban đầu coi đó là một trò lừa bịp. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Putin là đúng sự thật, bởi vì vào thời điểm đó các “tổ hợp siêu vượt âm 9-A-7660 với tên lửa 9-S-7760” đã được đưa vào trang bị và đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu thử nghiệm. Và cuối mùa đông năm 2018, các tổ hợp này đã được đưa vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2018, Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã công bố một đoạn video về các cuộc thử nghiệm tên lửa. Vào ngày 9 tháng 5 cùng năm, hai chiếc máy bay mang tên lửa Kinzhal đã bay qua Matxcơva trong phần không quân của Lễ duyệt binh Chiến thắng. Khoảng 400 phi vụ đã được thực hiện với tên lửa Kinzhal, một số lần phóng đã được thực hiện trong điều kiện khí tượng khó khăn, tại các bãi thử khác nhau. Năm 2020, trung đoàn không quân đầu tiên đã được trang bị vũ khí siêu vượt âm.
Máy bay chiến đấu đa năng MiG-31 với tên lửa siêu thanh "Kinzhal"
© Sputnik / Evgeny Biyatov
/ Phải có một phương tiện thích hợp để triển khai tên lửa có khả năng bay với tốc độ 10-12 Mach (11.990 - 14.380 km/h) ở khoảng cách hơn 2.000 km. Và tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-31BM đã được sửa đổi (phiên bản sửa đổi mang tên lửa được gọi là MiG-31K) để mang tên lửa Kinzhal. Máy bay này có thể bay lên tầng bình lưu (đến độ cao hơn 25 km) và bay ở đó với tốc độ 3.000 km / h. Tức là máy bay có thể rất nhanh chóng nâng tên lửa lên độ cao lớn tới “điểm phóng”. Và sau đó tên lửa "tự làm mọi thứ" nhờ sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển tự động và hệ thống dẫn đường.
Tuy nhiên, MiG-31K chỉ có thể mang một quả tên lửa trên giá treo bên ngoài, khả năng mang của nó bị hạn chế. Năm 2020, các chuyên gia đã bắt đầu hiện đại hóa các loại máy bay chiến đấu khác dành cho "vũ khí siêu vượt âm". Rõ ràng, trong số các phương tiện mang tên lửa Kinzhal sẽ có máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa Tu-22M3M, cũng như máy bay mang tên lửa chiến lược Tu-160M2 được hiện đại hóa. Không loại trừ khả năng các chuyên gia sẽ tạo ra một phiên bản nhỏ gọn hơn của loại tên lửa này dành cho tiêm kích Su-57.
Hiện nay, những chiếc MiG-31 mang tên lửa siêu vượt âm Kinzhal đang trực chiến suốt ngày đêm ở biên giới phía tây của Nga và trên lãnh thổ Cộng hòa Belarus. Ở phía bên cạnh, người ta công khai nói lên mơ ước "chiến thắng trước Nga". Về mặt này, tên lửa Kinzhal siêu vượt âm có thể trở thành một "lập luận phản bác" đầy sức thuyết phục. Tên lửa này có khả năng mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân, có khả năng tấn công các trung tâm chỉ huy và các "trung tâm ra quyết định" (bao gồm cả dưới lòng đất), căn cứ không quân, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa, nơi tập trung kỹ thuật quân sự của đối phương, tàu nổi.
Không thể bị đánh chặn và có khả năng giáng đòn với độ chính xác rất cao
Ngày 19 tháng 3 năm 2022 là ngày vũ khí siêu vượt âm lần đầu tiên được sử dụng trong điều kiện thực chiến. Một quả tên lửa Kinzhal đã phá hủy một kho lớn dưới lòng đất chứa tên lửa và đạn dược của Lực lượng Vũ trang Ukraina ở phía tây Ukraina: một công trình vài chục mét dưới lòng đất được xây dựng dưới thời Liên Xô đã được thiết kế cho chiến tranh hạt nhân! Quả tên lữa thứ hai đã phá hủy các kho nhiên liệu ở miền nam Ukraina.
Lần đầu tiên sử dụng tên lửa Kinzhal trên chiến trường Ukraina đã xác nhận: tên lửa này không thể bị đánh chặn, nó có độ chính xác rất tuyệt vời: vòng tròn sai lệch chỉ trong vòng 1 mét, độ xuyên thủng nhờ di chuyển với tốc độ cực đại là cao nhất. Tên lửa siêu vượt âm của Nga không thể bị đánh chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào: hiện tại cũng như tương lai. Và đối phương của Nga - NATO - không còn là đối phương tiềm năng, mà là đối phương có thật - buộc phải thừa nhận điều này.
Phi đội bay MIG-31 thuộc Không lực Vũ trụ Nga vừa thực hiện việc phóng tên lửa siêu thanh có độ chính xác cao thuộc tổ hợp “Kinzhal”
© Sputnik / Provided by the Ministry of Defence of the Russian Federation
/ * Mới đây, trong bài trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình quân đội Zvezda của Nga nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Tập đoàn Nhà nước Rostec, Tổng giám đốc Sergey Chemezov cho biết:
“Tổ hợp Kinzhal được sản xuất hàng loạt trong một thời gian dài. Nhưng, ban đầu không cần số lượng lớn vũ khí này. Việc sản xuất tên lửa Kinzhal đã gia tăng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina”.