Crưm, khi trở về Tổ quốc
“Tới bán đảo Crưm, tôi mới thực sự cảm nhận một cách rõ rệt thế nào là cấm vận. Tất cả các ngân hàng lớn đều ngưng hoạt động, không thể nhận tiền trực tiếp từ nước ngoài. Đồng nghĩa, nghiên cứu sinh như tôi không thể nhận sinh hoạt phí từ Chính phủ Việt Nam. Các tập đoàn viễn thông lớn (MTS, Beeline,...) lần lượt rời khỏi bán đảo, các chương trình học trực tuyến quốc tế đều bị chặn. Các công ty Mỹ như chuỗi McDonald, KFC, Burgerking đều đóng cửa”, Giang nói thêm.
Ý chí và sự đồng lòng
“Lúc mới nổ ra chiến dịch quân sự đặc biệt thì hầu hết tất cả mọi người đều tỏ ra lo lắng. Trong khoảng thời gian dài sau đó có thể nghe thấy các loại máy bay chiến đấu gầm rú liên hồi trên bầu trời. Không khí hồi đó nói chung rất căng thẳng. Bây giờ do xung đột kéo dài và Crưm cũng không phải là chiến trường trực tiếp nên mọi thứ cũng dần giãn ra”, nghiên cứu sinh chia sẻ với Sputnik.
“Phần lớn, hậu cần của bán đảo phụ thuộc vào vận tải hàng hải và cây cầu chiến lược Kerch. Vụ nổ cầu Kerch được cho là do phía Ukraina tổ chức tiến hành hồi cuối năm ngoái đã khiến cho tình hình trở nên phức tạp, song Chính phủ Nga đã nhanh chóng xử lý, khôi phục đoạn giao thông huyết mạch này, đồng thời giúp trấn an dân chúng”, Đinh Giang cho hay.