Thế giới đến độ chia rẽ liên quan đến việc đối đầu với Nga

MOSKVA (Sputnik) - Trong bối cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, thế giới đã chia thành hai phe - phe ủng hộ trừng phạt và phe phản đối biện pháp này, nhà kinh tế trong lĩnh vực dầu khí Tilak Doshi viết trong bài báo đăng trên tạp chí Forbes.
Sputnik
Theo ông, đứng ở phe thứ hai có phần lớn các quốc gia trên thế giới, ngoại trừ một số nước phương Tây và đồng minh của họ.

"Đối với các nước đang phát triển tích cực như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc hay Nam Phi, hiện nay đã nảy sinh hai vấn đề có tầm quan trọng như nhau, thứ nhất là làm thế nào để tự bảo vệ mình tránh khỏi xu thế phương Tây hóa đang đe dọa họ thông qua việc phương Tây nắm quyền bá chủ trong các tổ chức tài chính quốc tế, thứ hai là duy trì quan hệ mang tính xây dựng với các đối tác có lợi như Nga", - tác giả bài báo viết.

Mặc dù việc USD nắm vai trò là đồng tiền dự trữ quốc tế sẽ không thay đổi trong tương lai gần, nhưng quá trình nền kinh tế thế giới chia thành hai phe đã bắt đầu, tiến sĩ Doshi khẳng định.
Đa số cư dân thế giới ủng hộ Nga vì chính sách của Hoa Kỳ

"Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của các phe khối tài chính trong thương mại, đầu tư, tài chính và tín dụng. Việc này sẽ được các tổ chức tài chính mới như Ngân hàng Phát triển mới của khối BRICS và Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á của Trung Quốc hỗ trợ, cũng như việc sử dụng nhiều hơn các loại tiền tệ khác USD trong mua bán các mặt hàng năng lượng. Moskva và Bắc Kinh đang phối hợp để lập ra đồng tiền dự trữ quốc tế và hệ thống kết nối thanh toán liên ngân hàng trên cơ sở rổ tiền tệ hàng hóa của BRICS, để chống lại các biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây, - tác giả bài báo nhận xét.

Nhà kinh tế cũng đưa ra một số dự báo về ảnh hưởng đối với thế giới của tình hình thị trường năng lượng hiện tại. Tác giả chắc chắn rằng châu Âu đã vĩnh viễn mất đi nguồn khí đốt giá rẻ của Nga, từ đó EU sẽ phải đối mặt với quá trình phi công nghiệp hóa và mức sống giảm sút đáng kể. Theo ông, Mỹ sẽ lợi dụng tình hình đó để bán năng lượng của Mỹ cho EU với giá cao và biến EU thành chư hầu của họ. Đồng thời, theo ông Doshi, các nước đang phát triển sẽ có lợi khi chủ trương hợp tác với Nga và Trung Quốc.
Thảo luận