"Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm thay đổi nghiêm trọng bối cảnh chiến lược-quân sự và tác chiến-quân sự. NATO mở rộng lãnh thổ quốc phòng của mình từ nam chí bắc. Nếu trước đây chúng ta nói về mạn sườn đông-nam của NATO thì nay còn thêm cả cánh sườn phía bắc. Điều này làm cấu hình thay đổi hoàn toàn. Tương ứng, Nga cần thay đổi hệ thống kế hoạch quân sự của chính mình, phản ứng với bối cảnh này", - ông Danilov tuyên bố với Sputnik.
"Tức là, họ sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động phòng thủ tập thể, kể cả các chiến dịch có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nga không thể không phản ứng với điều này. Theo nghĩa đó là phản ứng, nhưng không phải là phản ứng đối xứng. Đây không phải là kiểu «câu trả lời» thông thường, mà là phản ứng với hiểu biết thực tế và hoàn toàn hợp lý đúng nguyên tắc cho những thay đổi cơ bản của bối cảnh hoạt động quân sự cũng như yêu cầu thay đổi thích hợp trong hệ thống này, gồm cả việc lập kế hoạch cho lực lượng hạt nhân", - ông nhận xét.
"Đã có những cuộc bàn luận rằng Hoa Kỳ có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Romania. Warsaw đã cho người ta hiểu rõ rằng Ba Lan cũng không phản đối việc bố trí các loại vũ khí này trên lãnh thổ nước mình. Phần Lan tuyên bố rằng khi gia nhập NATO ở cấp độ chính trị thì Helsinki phản đối việc triển khai như vậy trên địa bàn của mình, thế nhưng tình hình đang thay đổi khá nhanh", - chuyên gia nói thêm.