https://kevesko.vn/20230327/22032650.html
Chuyên gia: Bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus là biện pháp cần thiết
Chuyên gia: Bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus là biện pháp cần thiết
Sputnik Việt Nam
MATXCƠVA (Sputnik) – Động thái tương lai triển khai vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus đang thay đổi cấu hình lực lượng trong khu vực và là một kiểu phản ứng... 27.03.2023, Sputnik Việt Nam
2023-03-27T05:46+0700
2023-03-27T05:46+0700
2023-03-27T05:46+0700
chiến dịch quân sự đặc biệt tại ukraina
cuộc khủng hoảng ở ukraina
nga
vấn đề hạt nhân
belarus
chuyên gia
quan điểm-ý kiến
chính trị
thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0b/9716452_0:18:3000:1706_1920x0_80_0_0_d2394627f41936e38584be6e60ba1be7.jpg
Đó là nhận định do chuyên gia Dmitry Danilov Trưởng phòng An ninh châu Âu tại Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nêu với Sputnik.Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Matxcơva và Minsk đã thoả thuận với nhau rằng sẽ không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế nếu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Nhà lãnh đạo Nga giải thích rằng Nga không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho Belarus mà chỉ làm những gì Hoa Kỳ đã làm trong suốt cả thập kỷ. Theo lời ông, việc xây dựng cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành vào ngày 1 tháng 7.Giờ đây, về khái niệm của họ, các nước NATO sẽ phải tính đến rằng trong trường hợp xảy ra đụng độ hạt nhân với Nga, Belarus cũng sẽ tham gia cuộc xung đột. Trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột giả định như vậy, sẽ thay đổi cả thời gian bay của vũ khí được phóng đi từ lãnh thổ nước này.Ông Danilov lưu ý rằng không phụ thuộc vào chuyện vũ khí hạt nhân của Mỹ có triển khai trên lãnh thổ các tân thành viên phương bắc của NATO hay không, Thụy Điển và Phần Lan vẫn sẽ tham dự hệ thống lập kế hoạch quân sự, bao gồm cả việc tham gia công việc của Ủy ban Kế hoạch Hạt nhân NATO.Hiện còn khó nói sẽ có những bước trả đũa nào từ phía NATO và Hoa Kỳ.Ngày 17 tháng 5 năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương, chỉ có 2 trong số 30 nước là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa phê chuẩn. Cho đến nay Budapest và Ankara tuyên bố sẵn sàng phê chuẩn đơn của Phần Lan, nhưng không phải là đơn của Thụy Điển.
https://kevesko.vn/20230326/ong-putin-nga-trien-khai-vu-khi-hat-nhan-chien-thuat-o-belarus-22024375.html
https://kevesko.vn/20230321/tong-thong-putin-nga-se-buoc-phai-dap-tra-vu-khi-co-thanh-phan-hat-nhan-o-ukraina-21933420.html
belarus
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2023
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0b/9716452_238:0:2895:1993_1920x0_80_0_0_5dc7cac3d7555a00a03e9a6551e0c7fb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga, vấn đề hạt nhân, belarus, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, chính trị, thế giới
cuộc khủng hoảng ở ukraina, nga, vấn đề hạt nhân, belarus, chuyên gia, quan điểm-ý kiến, chính trị, thế giới
Chuyên gia: Bố trí vũ khí hạt nhân ở Belarus là biện pháp cần thiết
MATXCƠVA (Sputnik) – Động thái tương lai triển khai vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus đang thay đổi cấu hình lực lượng trong khu vực và là một kiểu phản ứng bắt buộc đối với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
Đó là nhận định do chuyên gia Dmitry Danilov Trưởng phòng An ninh châu Âu tại Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nêu với Sputnik.
Hôm thứ Bảy, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Matxcơva và Minsk đã thoả thuận với nhau rằng sẽ không vi phạm các nghĩa vụ quốc tế nếu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Nhà lãnh đạo Nga giải thích rằng Nga không chuyển giao vũ khí hạt nhân của mình cho Belarus mà chỉ làm những gì Hoa Kỳ đã làm trong suốt cả thập kỷ. Theo lời ông, việc xây dựng cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus sẽ hoàn thành vào ngày 1 tháng 7.
"Việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO làm thay đổi nghiêm trọng bối cảnh chiến lược-quân sự và tác chiến-quân sự. NATO mở rộng lãnh thổ quốc phòng của mình từ nam chí bắc. Nếu trước đây chúng ta nói về mạn sườn đông-nam của NATO thì nay còn thêm cả cánh sườn phía bắc. Điều này làm cấu hình thay đổi hoàn toàn. Tương ứng, Nga cần thay đổi hệ thống kế hoạch quân sự của chính mình, phản ứng với bối cảnh này", - ông Danilov tuyên bố với Sputnik.
Giờ đây, về khái niệm của họ, các nước NATO sẽ phải tính đến rằng trong trường hợp xảy ra đụng độ hạt nhân với Nga, Belarus cũng sẽ tham gia cuộc xung đột. Trong trường hợp xảy ra cuộc xung đột giả định như vậy, sẽ thay đổi cả thời gian bay của vũ khí được phóng đi từ lãnh thổ nước này.
"Toàn bộ sự bố trí và cấu hình đang thay đổi. Giờ đây, họ cần xem xét không chỉ khả năng quân sự của Nga, mà còn phải tính đến cả tiềm lực quân sự kết hợp, hậu cần phối hợp của Nga và Belarus. Thứ hai, khi vũ khí hạt nhân được cất giữ trên lãnh thổ cụ thể, thì thời gian bay cũng được tính toán, trong trường hợp này là từ lãnh thổ Belarus - bán kính sẽ đến đâu, thời gian bay là bao nhiêu. Rõ ràng là việc triển khai sẽ làm thay đổi tình hình", - chuyên gia tuyên bố.
Ông Danilov lưu ý rằng không phụ thuộc vào chuyện vũ khí hạt nhân của Mỹ có triển khai trên lãnh thổ các tân thành viên phương bắc của NATO hay không, Thụy Điển và Phần Lan vẫn sẽ tham dự hệ thống lập kế hoạch quân sự, bao gồm cả việc tham gia công việc của Ủy ban Kế hoạch Hạt nhân NATO.
"Tức là, họ sẽ tham gia vào tất cả các hoạt động phòng thủ tập thể, kể cả các chiến dịch có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Nga không thể không phản ứng với điều này. Theo nghĩa đó là phản ứng, nhưng không phải là phản ứng đối xứng. Đây không phải là kiểu «câu trả lời» thông thường, mà là phản ứng với hiểu biết thực tế và hoàn toàn hợp lý đúng nguyên tắc cho những thay đổi cơ bản của bối cảnh hoạt động quân sự cũng như yêu cầu thay đổi thích hợp trong hệ thống này, gồm cả việc lập kế hoạch cho lực lượng hạt nhân", - ông nhận xét.
Hiện còn khó nói sẽ có những bước trả đũa nào từ phía NATO và Hoa Kỳ.
"Đã có những cuộc bàn luận rằng Hoa Kỳ có thể triển khai vũ khí hạt nhân ở Romania. Warsaw đã cho người ta hiểu rõ rằng Ba Lan cũng không phản đối việc bố trí các loại vũ khí này trên lãnh thổ nước mình. Phần Lan tuyên bố rằng khi gia nhập NATO ở cấp độ chính trị thì Helsinki phản đối việc triển khai như vậy trên địa bàn của mình, thế nhưng tình hình đang thay đổi khá nhanh", - chuyên gia nói thêm.
Ngày 17 tháng 5 năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương, chỉ có 2 trong số 30 nước là Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chưa phê chuẩn. Cho đến nay Budapest và Ankara tuyên bố sẵn sàng phê chuẩn đơn của Phần Lan, nhưng không phải là đơn của Thụy Điển.