Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Không hài lòng về LLVT Ukraina, giới chức châu Âu choáng vì chiến thuật của tướng Nga

MATXCƠVA (Sputnik) - Cựu Giám đốc Cơ quan tình báo nước ngoài của Estonia là Rainer Sachs gắn thất bại của LLVT Ukraina với số lượng lớn các công trình phòng thủ và ưu thế về hàng không của quân Nga.
Sputnik

"Nga coi việc nắm giữ phần phía nam của mặt trận là rất quan trọng, vì vậy họ xây dựng nhiều tuyến phòng ngự ở đó. Lực lượng Ukraina đã cố gắng chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga ở ba điểm, nhưng cả những đơn vị cơ động sung sức cũng không thành công", - Sachs nhận xét.

Nga đã xây dựng một số tuyến phòng thủ ở phần phía nam của chiến dịch đặc biệt, trong đó mạnh nhất là tuyến thứ ba được mệnh danh là "Tuyến Surovikin" mà LLVT Ukraina thậm chí chưa thể đạt tới, ông Pinchuk cựu Bộ trưởng An ninh của DNR nói với các đại diện truyền thông Nga.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
BQP Nga: LLVT Ukraina không thể chọc thủng tuyến phòng thủ của quân Nga ở Nam-Donetsk

Thuật ngữ mang tên vị tướng Nga "Tuyến Surovikin"

Đáng chú ý là thuật ngữ "Tuyến Surovikin" do truyền thông phương Tây sử dụng ngay từ cuối năm 2022. Đó là tên gọi mà Daily Mirror dùng khi mô tả các tuyến phòng thủ của Nga, ghi nhận những khó khăn lớn mà LLVT Ukraina sẽ phải đối mặt nếu họ cố gắng chọc thủng.
Trước đó, nhiều chuyên gia phương Tây cảnh báo rằng Ban chỉ huy Ukraina và các "cố vấn" từ NATO rõ ràng đã đánh giá thấp tiềm lực quân sự của Nga cũng như khả năng của chiến sĩ Nga sẵn sàng bảo vệ cứ điểm được giao phó, đồng thời lại đặt quá nhiều kỳ vọng vào thiết bị quân sự do phương Tây sản xuất mà chất lượng rất tệ bộc lộ qua thực chiến phản công của LLVT Ukraina ở hướng Zaporozhye. Kết cục là LLVT Ukraina phải chịu tổn thất nặng cả về trang thiết bị và nhân sự.
Chuyên gia chiến lược quân sự Amin Hteyt bình luận với Sputnik Arabic về ưu thế của Phòng tuyến Surovikin:

“Phòng tuyến này là phương pháp [phòng thủ] chưa từng có và độc nhất trong lịch sử, vì nó dựa trên kế hoạch tuần tự có tính đến tất cả các cuộc tấn công và hành động có thể xảy ra của đối phương.Trên thực tế, đây là cách phòng thủ khác thường nhất. "Tuyến Surovikin" dựa trên một số điểm tấn công và phòng thủ đồng thời. Điều này giúp có thể hạ gục kẻ thù một cách bất ngờ, gieo rắc sự hoảng loạn cho các chiến binh của Lực lượng Vũ trang Ukraina và khiến họ mất tinh thần.

Họ gần như bất lực trước hỏa lực kiên cường ngăn chặn đối phương đột phá trên tuyến đầu. Phòng tuyến dựa trên việc xây dựng một thế trận phòng thủ liên tục và cơ động đồng thời. Nó không chỉ hiệu quả trong khu vực công sự mà còn có ưu điểm về tác xạ, hỗ trợ quân nhân khi tiến sâu” - chuyên gia Amin Khteit nói.

Amin Khteit cho rằng phòng tuyến này cũng có thể đặc trưng bởi cường độ hỏa lực chưa từng có và khả năng di chuyển theo ba hướng cùng một lúc. Điều này cho phép quân đội Nga có thể thực sự tiêu diệt Lực lượng Vũ trang Ukraina tại một số cứ điểm.
Thảo luận