Từng chuộng phân bón Việt Nam, dân Campuchia bất ngờ đổi hướng

Kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam sụt giảm, đặc biệt là thị trường chủ lực Campuchia, do sức ép đến từ các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Trung Quốc.
Sputnik
Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu phân bón Việt Nam đẩy mạnh mở rộng thị trường, tăng cường tìm kiếm các đơn hàng và đối tác mới.

Xuất khẩu phân bón sụt giảm

Xuất khẩu phân bón Việt Nam sau một năm lập kỷ lục lợi nhuận thì hiện lại ghi nhận đà suy giảm.
Việt Nam xuất khẩu phân bón chủ yếu sang thị trường khối ASEAN, gồm: Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan
Theo số liệu đã công bố của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu phân bón đạt 692.259 tấn các loại, tương đương hơn 289 triệu USD, giảm 8,9% về lượng và giảm 42,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu phân bón tháng 5 đạt 154.995 tấn các loại, tăng 17,5% về khối lượng.
Đặc biệt, với giá xuất khẩu bình quân đạt 367,1 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu tháng 5 đạt 56,9 triệu USD, tăng 17,4% kim ngạch so với tháng 4/2023 nhưng luỹ kế chung lại giảm 35,2% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.
Mỹ, EU trừng phạt Nga cũng phải né phân bón, Việt Nam tăng nhập mặt hàng chiến lược
Hiện tại, phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia. Theo số liệu của cơ quan hải quan, thị trường Campuchia trong 5 tháng qua đã chiếm 33% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam.
Với mức xuất khẩu đạt 227.708 tấn, tương đương 95,47 triệu USD, giá phân bón trung bình 419,3 USD/tấn, tăng 8% về lượng nhưng giảm 19,2% kim ngạch và giá giảm 25,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Xếp ngay sau thị trường Campuchia là thị trường Hàn Quốc. Theo đó, xuất khẩu phân bón Việt Nam sang thị trường này đạt 47.838 tấn, tương đương 17,62 triệu USD, giá trung bình 368,3 USD/tấn, giảm 16,9% về lượng, giảm 62% kim ngạch và giảm 54,4% về giá, chiếm 6,9% trong tổng khối lượng và chiếm 6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Tiếp đó, xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 45.552 tấn, tương đương 15,23 triệu USD, giá trung bình 334,3 USD/tấn, giảm mạnh 44,3% về lượng, giảm 59,8% kim ngạch và giá giảm 27,8%, chiếm 6,6% trong tổng khối lượng và chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch.
Phân bón Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trong khối FTA RCEP đạt 391.107 tấn, tương đương 162,64 triệu USD, giảm 16,2% về lượng, giảm 42,8% kim ngạch.
Xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng “khủng khiếp” thế nào sau 34 năm?
Xuất khẩu phân bón sang các thị trường FTA CPTTP đạt 48.442 tấn, tương đương 16,61 triệu USD, giảm 47,9% về lượng, giảm 63,5% kim ngạch.
Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 340.379 tấn, tương đương 143,63 triệu USD, giảm 14,5% về lượng, giảm 37,6% kim ngạch.

Đối thủ cạnh tranh ở thị trường Campuchia

Theo truyền thống, phân bón Việt luôn được nông dân Campuchia hết sức tin dùng.
Với đặc điểm tự nhiên, điều kiện canh tác và thói quen tiêu dùng có nhiều tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long, Campuchia luôn được xác định là thị trường mục tiêu quan trọng của xuất khẩu phân bón Việt Nam.
Việt Nam đứng trước vị thế thống trị ở thị trường cung ứng phân bón tại Campuchia vì Trung Quốc, Thái Lan bao tiêu nông sản của nước này.
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu phân bón lớn sang thị trường Campuchia, xuất khẩu phân bón của Bình Điền sang thị trường này đã giảm đến 3.000 tấn.
Tại Đại hội cổ đông của công ty hồi 28/4, trả lời câu hỏi của cổ đông về sản lượng tiêu thụ tại thị trường Campuchia sụt giảm, lý giải nguyên nhân, theo Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông của phân bón Bình Điền, hiện nhiều doanh nghiệp Thái Lan, Trung Quốc sang Campuchia đầu tư và bao tiêu đầu vào lẫn đầu ra sản xuất nông sản.
Kim ngạch xuất khẩu nông sản Campuchia sang Trung Quốc bỗng vụt sáng, Việt Nam đang bị vượt mặt?
“Đây là thách thức rất lớn không chỉ đối với Bình Điền mà cả với các nhà sản xuất phân bón Việt Nam ở thị trường xuất khẩu truyền thống này”, - theo TTXVN dẫn lời ông Ngô Văn Đông thông tin.
Đồng thời, để ứng phó với các thách thức xuất khẩu giảm, phân bón Bình Điền và một số doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước đã tìm hướng mở rộng xuất khẩu sang thị trường khác.
Theo đại diện doanh nghiệp, mới đây nhất, hôm 12/5, phân bón Bình Điền đã ký kết với Tập đoàn Phongsavanh (Lào) bản ghi nhớ về hợp tác kinh doanh với mục tiêu chuyển giao các kiến thức canh tác nông nghiệp tiên tiến và các sản phẩm phân bón đến nước Lào.
Cùng với đó, tập đoàn Phongsavanh sẽ là nhà phân phối độc quyền của phân bón Đầu Trâu tại Lào trong thời gian tới.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Trong tình trạng chung, ông Vũ Xuân Hồng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, đơn vị này cũng đang đẩy mạnh đa dạng hoá thị trường.
Theo ông Hồng, bên cạnh thị trường truyền thống là Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Campuchia và Lào, Supe Lâm Thao đã chinh phục được thêm thị trường khó tính là Đài Loan (Trung Quốc), nơi nông nghiệp rất phát triển và đòi hỏi rất cao về chất lượng trong việc sử dụng phân bón.
Tiếp đó, Supe Lâm Thao đã làm việc với Công ty Chembridge Resources (Cao Hùng, Đài Loan - Trung Quốc). Ông Austin Cheng, Chủ tịch ChemBridge Resources đánh giá cao chất lượng và hiệu quả phân bón Lâm Thao đối với sản xuất nông nghiệp Đài Loan.
Thêm 6 nhà máy chế biến cá tra của Việt Nam đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Mỹ
Lãnh đạo ChemBridge Austin Cheng nhấn mạnh sẽ tiếp tục đặt những đơn hàng lớn về sản phẩm phân bón Lâm Thao, nhất là các sản phẩm phân bón mới để phát triển một nông nghiệp xanh, sạch, bền vững, nâng tầm giá trị nông sản tại Đài Loan.
Đại diện Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) cho biết, trước áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, bên cạnh thị trường truyền thống là Campuchia, Công ty đang nỗ lực mở rộng thị trường xuất khẩu sang Brazil, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á và châu Âu.
Với việc mở rộng thị trường như vậy, kim ngạch xuất khẩu phân bón Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau vẫn đạt được các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Năm 2022, xuất khẩu phân bón của PVCFC đạt kỷ lục, hơn 400.000 tấn, chiếm gần 50% sản lượng sản xuất của doanh nghiệp. Tính đến hết quý 1/2023, PVCFC đã xuất khẩu hơn 100.000 tấn phân bón.
Thảo luận