Mỹ, EU trừng phạt Nga cũng phải né phân bón, Việt Nam tăng nhập mặt hàng chiến lược

© Ảnh : Pixabay/Samuel FaberPhân bón dạng hạt
Phân bón dạng hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Đăng ký
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, Việt Nam tăng nhập mạnh phân bón-mặt hàng chiến lược từ Nga.
Các lãnh đạo cấp cao của Mỹ, EU hay đích thân Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres trước đó đều đã lên tiếng về cam kết gỡ bỏ những rào cản đối với xuất khẩu phân bón và ngũ cốc của Nga – các mặt hàng chiến lược quan trọng đối với thị trường thế giới.

Mỹ, EU trừng phạt Nga cũng phải né lương thực và phân bón

Nga, với tư cách là cường quốc xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới và nhà cung cấp phân bón quan trọng cho thị trường toàn cầu, hiện vẫn đang nắm giữ những chìa khoá mấu chốt quyết định luật chơi của thị trường lương thực, ngũ cốc và phân bón.
Hôm 15/11, tại G20 ở Bali, Indonesia, Ngoại trưởng Lavrov xác nhận về việc Tổng thư ký LHQ Guterres tuyên bố đã nhận được cam kết của Mỹ và EU thực thi một phần trong thỏa thuận có liên quan tới xuất khẩu của Nga mà theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu ngũ cốc Nga sẽ không bị trừng phạt.
Nhấn mạnh lời của Tổng Thư ký LHQ rằng “thoả thuận ngũ cốc là ưu tiên số 1 của ông Guterres”, Ngoại trưởng Nga tin tưởng rằng, nếu Mỹ và EU thực hiện cam kết này thì mọi rào cản đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón Nga sẽ được dỡ bỏ.
Động thái “cởi trói” của phương Tây cho thấy nhận thức thức thời của lãnh đạo cấp cao Mỹ và EU, họ buộc phải thừa nhận vị thế đặc biệt quan trọng của Nga đối với thị trường lương thực và phân bón toàn cầu.
Trước đó, việc Hoa Kỳ và các đồng minh EU tung các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động vận chuyển của Moskva đã khiến cho ngũ cốc và phân bón Nga không thể xuất khẩu ra thế giới, nhất là tới các nước nghèo, các nước đang phát triển - những người thực sự cần đến hai mặt hàng chiến lược này. Quyết định thiếu suy nghĩ của phương Tây đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng gia tăng, với giá lúa mì, phân bón tăng cao kỷ lục trong vòng nhiều tháng qua.
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.11.2022
Mỹ và EU “thắt lưng buộc bụng” hậu trừng phạt Nga khiến Việt Nam bị sụt giảm đơn hàng

Việt Nam tăng nhập khẩu mặt hàng chiến lược từ Nga

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, liên tiếp trong những tháng gần đây, nhập khẩu phân bón của Việt Nam tăng cao, trong đó có lượng lớn phân bón từ Nga.
Cụ thể, theo số liệu Hải quan, trong tháng 10/2022 nhập khẩu phân bón tiếp tục tăng tháng thứ 3 liên tiếp, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 9/2022. Mức tăng tương ứng 26,2%, 27,9% và 1,4%, đạt 321.967 tấn, tương đương 154,24 triệu USD, giá trung bình 479 USD/tấn. Con số này so với tháng 10/2021 thì giảm 14,3% về lượng, nhưng tăng 4,4% kim ngạch và tăng 21,8% về giá.
Trong tháng 10, Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất là từ thị trường Trung Quốc, tăng 27,8% về lượng, 27% về kim ngạch, nhưng giảm nhẹ 0,6% về giá so với tháng 9/2022, đạt 192.800 tấn, tương đương 84,09 triệu USD, giá 436,2 USD/tấn. Ngoài ra, so với tháng 10/2021, nhập khẩu phân bón từ thị trường này cũng tăng mạnh 35% về lượng, tăng 52,2% kim ngạch và tăng 12,8% về giá.
Đứng thứ hai là nhập khẩu từ thị trường Nga. Cơ quan Hải quan cho hay, trong tháng 10, nhập khẩu phân bón từ thị trường này tăng 51,5% về lượng và tăng 39,6% kim ngạch so với tháng 9/2022, đạt 38.391 tấn, tương đương trên 32,52 triệu USD.
So với tháng 10/2021, mức nhập phân bón của Việt Nam từ Nga tăng mạnh. Cụ thể, tăng 34,7% về lượng, tăng 147,9% về kim ngạch.
Thống kê của cơ quan Hải quan cũng cho hay, tính chung trong 10 tháng năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,77 triệu tấn, trị giá trên 1,3 tỷ USD, giá trung bình đạt 469,5 USD/tấn, giảm 27,2% về khối lượng, nhưng tăng 13,4% về kim ngach và tăng 55,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 50,5% trong tổng lượng và chiếm 45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 1,4 triệu tấn, tương đương 585,33 triệu USD, giá trung bình 418 USD/tấn, giảm 17,5% về lượng, nhưng tăng 19,5% về kim ngạch và tăng mạnh 44,8% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Nga tiếp tục đứng vững ở vị trí thứ hai, chiếm 7,8% trong tổng lượng và chiếm 12% trong tổng kim ngạch, với 216.224 tấn, tương đương 155,46 triệu USD, giá trung bình 719 USD/tấn, giảm 34,7% về lượng, nhưng tăng 36,9% về kim ngạch.
Đặc biệt, số liệu của nhà chức trách cho thấy, lượng phân bón Việt Nam nhập từ Nga tăng mạnh 109,7% về giá so với 10 tháng đầu năm 2021.
Đứng thứ ba là thị trường ASEAN - đạt 233.207 tấn, tương đương 144,4 triệu USD, giảm mạnh 45,7% về lượng, giảm 4,5% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 8,4% trong tổng lượng và chiếm 11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu từ thị trường RCEP đạt 2,06 triệu tấn, tương đương 842,78 triệu USD, giảm 17,7% về lượng nhưng tăng 17,9% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 74,3% trong tổng lượng và chiếm 64,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Nhập khẩu phân bón từ thị trường CPTTP đạt 440.874 tấn, tương đương 139 triệu USD, giảm 15,6% về lượng nhưng tăng 17,3% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 15,9% trong tổng lượng và chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.
Theo đánh giá của cơ quan Hải quan, nhìn chung, trong 10 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu phân bón từ hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Campuchia mua lượng lớn phân bón Việt Nam

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, 10 tháng năm 2022 Việt Nam xuất khẩu phân bón cao kỷ lục với khoảng 1,5 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 973 triệu USD.
So với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu phân bón đã tăng tăng 45,5% về lượng và gấp gần 2,6 lần về kim ngạch.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, phân bón Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia. Cụ thể, riêng Campuchia đã chiếm 28,2% trong tổng khối lượng và chiếm 22,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của Việt Nam, đạt 436.616 tấn, tương đương 219,27 triệu USD.
Sau Campuchia, Việt Nam cũng xuất mạnh Campuchia sang các thị trường như: Hàn Quốc đạt 85.695 tấn, tương đương 63,59 triệu USD, giá trung bình 742 USD/tấn, tăng mạnh 252,7% về lượng, tăng 985% kim ngạch và tăng 207,7% về giá, chiếm trên 5,5% trong tổng khối lượng và chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Xuất khẩu phân bón Việt Nam sang thị trường Malaysia đạt 118.664 tấn, tương đương 63,01 triệu USD, giá trung bình 531 USD/tấn, tăng 53,3% về lượng và tăng 260,9% kim ngạch, giá tăng 135,5%, chiếm 7,7% trong tổng khối lượng và chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch.
Thị trường Philippines cũng đạt 72.659 tấn, tương đương 56,42 triệu USD, giá trung bình 776,5 USD/tấn, tăng mạnh 96,6% về lượng, tăng 317,5% kim ngạch, giá tăng 112,4%, chiếm trên 4,7% trong tổng khối lượng và chiếm 5,8% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu phân bón Việt Nam năm 2022 có thể vượt 1 tỷ USD

Nhiều doanh nghiệp tin tưởng, năm 2022, xuất khẩu phân bón tăng trưởng mạnh có công rất lớn từ chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc. Ngoài ra, giá xuất khẩu tăng rất mạnh theo đà tăng của giá thế giới, nhu cầu phân bón tại một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Đồng thời, với tốc độ tăng trưởng hiện tại, năm 2022 ngành sản xuất phân bón sẽ xác lập kỷ lục về xuất khẩu với trị giá từ 1,1 - 1,15 tỷ USD.
Trước tình hình khả quan này, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Phùng Hà đánh giá, xuất khẩu phân bón của Việt Nam năm 2022 có thể vượt con số 1 tỷ USD.
Ông Phùng Hà phân tích, năm 2020, Việt Nam xuất khẩu 1,16 triệu tấn phân bón, trị giá 341 triệu USD, sau hơn 6 năm Việt Nam mới xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn phân bón/năm.
Thép  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2022
Lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga gây khó cho ngành thép Việt Nam
“Lần gần nhất, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 triệu tấn phân bón là vào năm 2014 (đạt 1,06 triệu tấn). Năm 2021, cả nước xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 559 triệu USD, tăng lần lượt 16,4% và 64% so với năm 2020”, lãnh đạo Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay.
Đáng mừng là nhờ việc xuất khẩu phân bón thuận lợi đã khiến hàng loạt cái tên trong ngành phân bón như Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau, một số đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam như Phân bón miền Nam, Phân bón Bình Điền đều ghi nhận lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала