“Tôi đã nói trong báo cáo của mình rằng chủ đề đấu tranh chống thực dân cũng rất quan trọng trong điều kiện hiện nay - đối với những quốc gia đang đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới. Tất nhiên, các công nghệ để nô dịch các quốc gia và dân tộc riêng biệt đã trở nên đa dạng hơn, nhưng ngay cả trong những điều kiện này, kinh nghiệm của Việt Nam vẫn mang tính thời sự. Bởi nhẽ, Hồ Chí Minh không sao chép một cách giáo điều các phương pháp và công nghệ chính trị của Nga trong đấu tranh cách mạng, cuộc chiến giải phóng dân tộc, mà vận dụng một cách sáng tạo, không tiếp nhậntất cả mọi thứ mà chỉ chọn lọc những gì phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, bằng cách đó phát triển chiến lược đấu tranh mang bản sắc Việt Nam.
Nhà Việt Nam học ở Matxcơva Anatoly Sokolov đã có bản báo cáo rất thú vị về các bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được tạo ra bởi các họa sĩ từ các quốc gia khác trong những khoảng thời gian khác nhau, bao gồm cả họa sĩ Nga Alexei Kuznetsov, người đã làm việc tại Việt Nam vào đầu những năm 1960”, - Giáo sư Vladimir Kolotov nói.
“Việc đào tạo phiên dịch viên ở cả Nga và Việt Nam, chủ yếu là phiên dịch viên song ngữ, từ tiếng Nga sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Nga vẫn còn là vấn đề cấp thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện sự quan tâm đến việc đào tạo như vậy vào giữa những năm 1950, theo chỉ thị của Người, Hà Nội đã đề xuất Matxcơva gửi những sinh viên Nga đầu tiên sang đào tạo”, - ông Vladimir Kolotov lưu ý.