“Việc Hoa Kỳ thuyết phục mua thêm đô la của họ không còn hiệu quả nữa", - ông Alexander Shirov nói. Theo ông, đồng tiền Mỹ không còn là ngoại tệ vững chắc.
"Bằng cách đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga, Hoa Kỳ đã làm tổn hại đến tiền tệ của các nước phát triển trong con mắt của toàn thế giới. Nhiều người, không chỉ ở Nga, giờ đây coi các tiền tệ đó là tài sản rủi ro", - ông Alexander Shirov nói.
"Không ai muốn giữ đô la Mỹ để làm tiền tiết kiệm với số lượng như trước đây nữa. Có ý nghĩa gì chứ? Để một ngày đẹp trời Mỹ bỗng quyết định đóng băng chúng?", - giám đốc INP Alexander Shirov nhấn mạnh.
Sự vô nghĩa của các biện pháp trừng phạt chống Nga
Trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga, bao gồm cả việc đóng băng dự trữ ngoại hối của nước này: Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov ước tính rằng khoảng một nửa dự trữ vàng và ngoại hối của Nga, tương đương khoảng 300 tỷ USD, đã bị đóng băng.
Sự chuyển hướng xuất khẩu quy mô lớn của Nga từ Tây sang Đông đã chứng minh cho mọi người thấy sự vô ích của các lệnh trừng phạt chống Nga, ông Alexander Shirov nói.
"Việc định dạng lại xuất khẩu quy mô lớn của Nga từ Tây sang Đông đã chứng minh cho mọi người thấy sự vô nghĩa của các biện pháp trừng phạt chống Nga... Nền kinh tế thế giới đã thay đổi rất nhiều. Nếu như các dòng tài chính quốc tế vẫn do các nước phương Tây kiểm soát, thì sẽ không còn thương mại nữa", - ông Alexander Shirov nói.
Theo ông, đối với hàng nhập khẩu vào Nga, hầu hết các sản phẩm đa dạng nhất hiện nay không được sản xuất ở phương Tây, mà ở các nước đang phát triển ở châu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh nên ở đây phương Tây cũng bất lực.
“Đó là khi Washington và Brussels hùng hổ nói với tất cả: “Các bạn, các bạn sẽ không cung cấp thêm bất kỳ hàng hóa nào cho Nga, bởi vì chúng tôi muốn thế!” - các nước không hành động theo lời kêu gọi đó, mà được xuất phát từ lợi ích quốc gia, chính là mở rộng thị trường bán hàng”, - Giám đốc INP Alexander Shirov cho biết.
"Vâng, hiện tại các nước phát triển kiểm soát hầu hết các phát minh khoa học và công nghệ hiệu quả nhất, nhưng ngay cả ở đây, thời kỳ độc quyền của họ cũng sắp kết thúc", ông Alexander Shirov kết luận.