"Những sứ mệnh này thể hiện sự quan tâm toàn cầu trong việc đóng góp vào sự hiểu biết khoa học về Mặt trăng", - một quan chức của cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ nói với Sputnik về vụ phóng thành công phương tiện nghiên cứu Luna-25 của Nga.
NASA lưu ý rằng sứ mệnh của Nga là sứ mệnh mới nhất trong loạt các sứ mệnh quốc tế lên mặt trăng, sau khi sứ mệnh Chandrayaan-3 của các đồng nghiệp Ấn Độ ra mắt thành công.
Tên lửa Soyuz 2.1b với trạm mặt trăng nội địa đầu tiên sau gần 50 năm Luna-25 được phóng từ sân bay vũ trụ Vostochny lúc 6.11 giờ Moskva. Chín phút sau, tầng trên Fregat với trạm Luna-25 tách khỏi tầng thứ ba của tên lửa và đi vào quỹ đạo Trái đất tầm thấp. Lại 1 giờ 10 phút sau, trạm tách khỏi blok phía trên và tiến vào đường bay tới vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
"Luna-25" sẽ là trạm đầu tiên hạ cánh mềm ở khu vực Nam Cực của Mặt trăng với địa hình khó khăn. Tất cả các trạm tiền nhiệm của nó đã hạ cánh ở vùng xích đạo. Mục đích chính của trạm là tiến hành các nghiên cứu về sự tiếp xúc bề mặt của mặt trăng để tìm nước đóng băng. Luna-25 cũng sẽ là trạm mặt trăng đầu tiên trong lịch sử nước Nga hiện đại. Tàu vũ trụ cuối cùng của Liên Xô được gửi đến vệ tinh của Trái đất được phóng vào năm 1976 có tên là "Luna-24".
Ấn Độ đã phóng trạm vũ trụ không người lái Chandrayaan-3 của mình lên mặt trăng vào tháng 7, ngày 5 tháng 8, thiết bị này đã đi vào quỹ đạo mặt trăng. Hạ cánh của mô-đun gốc Vikram trên bề mặt mặt trăng được lên kế hoạch vào ngày 23 tháng 8.
Chương trình mặt trăng của Mỹ, bắt đầu dưới thời chính quyền Donald Trump, bao gồm việc xây dựng trạm mặt trăng, cũng như hạ cánh phi hành đoàn trên bề mặt mặt trăng vào năm 2025. Cho đến nay, một s's mệnh đã được thực hiện, Artemis-1 là chuyến bay không người lái lên quỹ đạo Mặt trăng. Chuyến bay quỹ đạo có người lái tiếp theo, Artemis-2, được công bố sẽ tiến hành vào năm 2024.