Để “rồng lửa” S-300 khai hoả. Việt Nam gây bất ngờ với năng lực bảo trì tên lửa

Bộ đội Việt Nam gây bất ngờ với năng lực bảo trì “rồng lửa” S-300. Trung đoàn 93, Sư đoàn 367 - nơi được coi là đầu não chỉ huy của “Rồng lửa S-300” Việt Nam – hiện đang đảm bảo rất tốt công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng kỹ thuật cho tổ hợp tên lửa đất đối không tầm xa S-300.
Sputnik
Thời gian qua, Trung đoàn 93, Sư đoàn 367 đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật để hệ thống tên lửa 2-300 luôn trong trạng thái tốt nhất, đạt hệ số chiến đấu cao, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Khẳng định năng lực làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại

Những hình ảnh mới nhất về hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Việt Nam gây bất ngờ.
Hệ thống được phát triển để đánh chặn từ tiêm kích, tên lửa hành trình đến cả tên lửa đạn đạo chiến thuật của Việt Nam dường như đang được bảo trì, vận hành ở trạng thái tốt nhất.
Điều đó khẳng định ý thức giữ gìn tốt, năng lực bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì tốt tính năng chiến đấu, kỹ thuật cho hệ thống S-300 của Bộ đội Việt Nam. Những thông tin được báo điện tử Phòng Không - Không Quân (cơ quan của Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam) cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các chiến sĩ Việt Nam.
Chuyên gia Nga: Việt Nam có được vũ khí đáng tin cậy là tên lửa hành trình BrahMos
Tại Việt Nam, hai Trung đoàn 64 (Sư đoàn 361) và Trung đoàn 93 (Sư đoàn 367) được trang bị tên lửa phòng không S-300PMU1 là vũ khí phòng thủ chiến lược, thuộc loại tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Trên thực tế, ngoài “rồng lửa” S-300, Không quân Việt Nam hiện còn sở hữu hàng loạt trang khí tài hiện đại như tiêm kích Su-30MK2, tên lửa phòng không SPYDER, rađar tầm xa ELM-2288ER, radar bắt mục tiêu tàng hình RV-02, radar Kochulga….
Như Sputnik từng thông tin trước đó, lực lượng Phòng không – Không quân của Việt Nam đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, công sức để nghiên cứu bố trí lực lượng, đội hình chiến đấu, vận dụng hình thức chiến thuật, phương pháp chiến đấu, xây dựng cách đánh của tên lửa phòng không S-300 (cụ thể là S-300PMU1) với đối tượng tác chiến mới.
Đáng nói, không chỉ nghiên cứu cách đánh mới, Việt Nam cũng đã tự chủ sửa chữa nâng cấp “mắt thần” 36D6 của hệ thống S-300PMU1 (được tiến hành tại Nhà máy A29, cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng).
Việt Nam cũng đã đầu tư nhiều trang thiết bị sửa chữa khí tài thế hệ mới phục vụ cho việc duy trì và bảo dưỡng hệ thống tên lửa S-300.

Công tác bảo đảm kỹ thuật cho tên lửa S-300 của Bộ đội Việt Nam

Trở lại với Trung đoàn 93, Sư đoàn 367, tại khu vực trận địa của Tiểu đoàn S-300PMU1, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng, các thành phần trên xe bằng những thao tác thuần thục, bình tĩnh xử trí các tình huống, tiêu diệt mục tiêu giả định, hoàn thành tốt nội dung huấn luyện.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Vì sao S-300 Nga có thể dễ dàng tiêu diệt tiêm kích F-16 viện trợ cho Ukraina?
Tiếp ngay sau đó, kíp xe điều khiển nhanh chóng tổ chức tháo các tủ khối trên xe để tiến hành kiểm tra, hiệu chỉnh tham số sau huấn luyện.
Theo chia sẻ của Đại uý Nguyễn Quang Thọ, Đại đội trưởng Đại đội 1 cho biết, khác với các tiểu đoàn tên lửa khác, kíp xe đài điều khiển của Tiểu đoàn S-300PMU1 vừa là lực lượng khai thác, sử dụng, nhưng cũng đồng thời là “thợ kỹ thuật”.
“Mọi pan, bệnh hỏng hóc trên xe đều do chúng tôi kiểm tra, phát hiện, sau đó báo cáo với cấp trên để khắc phục. Chính vì vậy, các thành phần trên xe không những phải thuần thục về chỉ tiêu cá nhân mà còn phải nắm chắc tính năng, kỹ chiến thuật của khí tài, để xử trí các tình huống khi xảy ra hỏng hóc”, Đại uý Nguyễn Quang Thọ lưu ý.

Trân trọng từng quả đạn 48N6E

Trong khi đó, tại Đại đội 2, sự chính quy, ngăn nắp của Bộ đội Việt Nam được thể hiện rõ. Cụ thể, theo báo Phòng không – Không quân, không khí bảo quản khí tài sau huấn luyện được miêu tả là “rất sôi nổi”.
Theo đó, những chiếc xe bệ phóng 5P85CE được đưa về nhà xe sắp xếp gọn gàng, đều tăm tắp – đúng chuẩn như tác phong của Bộ đội Cụ Hồ Việt Nam.
Đồng thời, các cán bộ, chiến sĩ đơn vị tập trung tổ chức bảo quản xung quanh xe, vệ sinh lau chùi, tra dầu mỡ các vị trí để chống nước và đề phòng han gỉ.
Sau đó, các xe bệ phóng được kiểm tra tỉ mỉ về giá trị điện cấp nguồn, chức năng của từng khối đài bệ, làm cơ sở đánh giá khả năng sẵn sàng chiến đấu của bệ phóng.
“Những quả đạn 48N6E được bảo quản cẩn thận trong phòng lạnh, duy trì ở nhiệt độ, độ ẩm theo đúng quy định. Hằng ngày, trưởng kho sẽ kiểm soát chặt chẽ điều kiện bảo quản, đăng ký vào sổ, định kỳ hằng tuần, hằng tháng sẽ do Tiểu đoàn, Trung đoàn trực tiếp kiểm tra”, cơ quan của Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ cho hay.
Việt Nam nêu quan điểm về vũ khí hạt nhân

Tăng cường học tiếng Nga để vận hành khí tài tốt nhất

Thiếu tá Nguyễn Văn Hiếu - Tiểu đoàn trưởng thông tin thêm rằng, nếu như các thế hệ tên lửa trước đây sử dụng tín hiệu liên tục và xử lý tín hiệu xung tương can thì tổ hợp tên lửa S-300PMU1 lại sử dụng tín hiệu phức tạp và có biến động tần số, điều tần, điều pha.
Vị chỉ huy giải thích, vì sử dụng radar ăng ten mạng pha, xoay pha đều do hệ thống máy tính điều khiển với những thuật toán phức tạp nên việc hiệu chỉnh tham số là vô cùng quan trọng để bảo đảm cho khí tài không bị lỗi phần cứng.
“Do đó, ngoài tổ chức huấn luyện chiến đấu, chúng tôi chú trọng tập huấn quy trình các bước, ý nghĩa vật lý, ký hiệu các núm nút, tủ khối và tăng cường học ngoại ngữ tiếng Nga cho các thành phần nhằm nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật trong quá trình khai thác, sử dụng”, Thiếu tá Hiếu nêu rõ.
Bên cạnh, theo vị Tiểu đoàn trưởng, việc bảo quản, sấy máy, hút ẩm hằng ngày thì trong “Ngày kỹ thuật”, các thành phần sẽ tập trung bảo quản phần cơ khí, kiểm tra tiếp xúc các đầu cáp, làm sạch bụi bẩn, siết ốc và tra dầu mỡ cho khí tài cũng được tiến hành đầy đủ.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Thắng - Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn, cũng chia sẻ về tầm quan trọng của việc học tập ngôn ngữ tiếng Nga đối với các cán bộ, chiến sĩ.
“Để khai thác, quản lý, làm chủ khí tài hiện đại, Trung đoàn đã đẩy mạnh công tác huấn luyện ngoại ngữ tiếng Nga và công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ phân đội và cán bộ, nhân viên kỹ thuật”, Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn cho biết.

Bảo đảm sức mạnh “lá chắn tên lửa”

Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn Thiếu tá Nguyễn Xuân Thắng cho biết thêm, đối với tổ hợp S-300PMU1, thời gian qua, đơn vị đã bảo đảm tốt kỹ thuật cho cơ động khí tài và thực hành bắn nghiệm thu tại Trường bắn TB-5, cơ động đi sửa chữa tại Nhà máy A29 và triển khai về đơn vị an toàn.
Vũ khí mới của Nga sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong quân đội Việt Nam
Thiếu tá Thắng nhấn mạnh, trong quá trình khai thác sử dụng, ngành Kỹ thuật Trung đoàn đã sửa chữa, khắc phục kịp thời các hỏng hóc phát sinh, bảo đảm chất lượng và đồng bộ khí tài cho nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời.
“Đơn vị cũng duy trì hiệu quả nền nếp, chế độ bảo quản, bảo dưỡng các trang thiết bị, thường xuyên củng cố các kho, trạm, cơ sở kỹ thuật”, Thiếu tá Thắng nói.
Ngoài ra, Trung đoàn còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến áp dụng vào công tác huấn luyện kỹ thuật tại đơn vị, điển hình như “Mô hình tủ Ô3P huấn luyện kiểm tra chức năng bệ phóng khí tài S-300PMU1” mang lại hiệu quả thiết thực.
Với những nỗ lực vượt khó của các chiến sĩ Việt Nam như đã thấy, công tác bảo đảm kỹ thuật hiện đang đóng vai trò quan trọng góp phần để “rồng lửa S-300” của Trung đoàn 93 luôn vươn cao, tạo thành “lá chắn lửa” bảo vệ vững chắc bầu trời phía Nam Việt Nam.
Việc nghiên cứu sử dụng lực lượng tên lửa phòng không S-300PMU1 đúng thời cơ, đúng đối tượng tác chiến và tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng, bảo quản sẽ giúp khai thác hết tính năng kỹ, chiến thuật, khả năng tác chiến của hệ thống tên lửa phòng không mạnh mẽ này. Đồng thời, góp phần tăng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, đánh bại các mũi tiến công hỏa lực đường không của địch, bảo vệ vững chắc mục tiêu, sự yên bình của quê hương, Tổ quốc.
Thảo luận