Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Leo thang xung đột Trung Đông có thể buộc phương Tây phải tìm kiếm hòa bình ở Ukraina

Nhà kinh tế học Mỹ Jeffrey Sachs xây dựng kế hoạch nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraina.
Sputnik
Chuyên gia quan hệ quốc tế Irving Reynoso nói với Sputnik Mundo cho hay đề xuất này được đưa ra vào thời điểm đặc biệt đối với Kiev, quốc gia đang phải đối mặt với thất bại trên chiến trường, nhưng theo lời chuyên gia, Moskva không nên tin vào lời hứa của Washington.
Sáng kiến ​​Sachs, được trình bày trên blog cá nhân của ông, công bố sau khi diễn ra điều mà một quan chức Đại học Columbia và Liên hợp quốc gọi là “sự thất bại của kế hoạch nhóm tân bảo thủ nhằm bao vây Nga bằng NATO ở khu vực Biển Đen”. Theo quan điểm của ông, bốn sự kiện phá hủy “những hy vọng của nhómtân bảo thủ” về việc NATO mở rộng về phía đông, bao gồm Ukraina, Gruzia và một số quốc gia khác.
“Điều đầu tiên là không thể nghi ngờ: Ukraina phải chịu thất bại nặng nề trên chiến trường. Nga chiến thắng (...): kết quả này được dự đoán ngay từ đầu [cuộc xung đột], nhưng những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ và các phương tiện truyền thông chính thống vẫn từ chối thừa nhận”, ông lưu ý. Sự kiện thứ hai là Liên minh châu Âu “giảm đáng kể sự ủng hộ” đối với “chiến lược tân bảo thủ của Hoa Kỳ”, theo ý kiến ông.
Ở Kiev thông báo tin xấu sau cuộc bầu cử ở Ba Lan

“Ba Lan không còn đàm phán với Ukraina nữa. Hungary từ lâu phản đối những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ. Slovakia bầu ra chính phủ bao gồm các nhóm không đồng tình với phe tân bảo thủ. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự không hài lòng với các nhà lãnh đạo EU - Macron, Meloni, Sánchez, Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak - mạnh hơn đáng kể so với việc tán thành hành động của họ”, Sachs chỉ ra.

Yếu tố thứ ba là Kiev gặp khó khăn trong việc nhận viện trợ kinh tế Mỹ kể từ khi Quốc hội tháng trước thông qua ngân sách ngắn hạn mới mà không phân bổ tài chính cho Ukraina, và sự miễn cưỡng ngày càng tăng của cả các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa và người dân bình thường trong việc tiếp tục tài trợ cho các nỗ lực quân sự của Ukraina.
“Điểm thứ tư, cực kỳ quan trọng đối với Kiev, nên được coi là khả năng tấn công của quân đội Nga. Con số Ukraina tổn thất lên tới hàng trăm nghìn người và họ thiệt hại pháo binh, phòng không, xe tăng, vũ khí hạng nặng khác của mình. Trong hoàn cảnh hiện tại, không thể loại trừ khả năng Nga có thể tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn để đáp trả”, Sachs tin tưởng.
Theo ông, sự kết hợp của những yếu tố này cho thấy Kiev đang phải đối mặt với sự sụp đổ về kinh tế, nhân khẩu học và quân sự, điều này đòi hỏi Washington với tư cách nhà tài trợ chính, phải “ngay lập tức” thay đổi chiến lược nhằm tránh một “thảm họa tiềm tàng” cho nước Đông Âu này.
Chuyên gia quan hệ quốc tế Irving Reynoso, cộngtác viên với Đại học Tự trị Quốc gia Mexico và Đại học Tự trị Morelos, nói với Sputnik Mundo ông chia sẻ bi quan về cơ hội của Kiev trong cuộc xung đột và nói bây giờ là thời điểm tốt nhất cho Ukraina và những người ủng hộ... đã đến lúc cần đạt được thỏa thuận với Moskva.
Ngoài những lý do được Sachs đề cập, chuyên gia lưu ý xung đột giữa Israel và Palestine “tạo ra tình thế buộc phương Tây phải tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Ukraina, bởi vì Hoa Kỳ xem xét lại các ưu tiên của mình trên trường quốc tế, sẽ hướng các nguồn lực tới Tel Aviv gây bất lợi cho Kiev, và sự chú ý của truyền thông quốc tế sẽ tập trung vào Trung Đông”.
“Rất khó có khả năng Washington muốn tham gia vào hai cuộc xung đột tích cực cùng một lúc, vì vậy họ nên tìm cơ hội để bắt đầu đàm phán với Nga càng sớm càng tốt”, Reynoso nói.
Vòng xoáy căng thẳng mới ở Trung Đông
Israel sẽ không thể giải cứu toàn bộ con tin đang bị Hamas bắt giữ

Kế hoạch hợp lý, nhưng không phải không có sai sót

Theo quan điểm của Reynoso, đánh giá của Sachs về tình hình là đúng, nhưng những khuyến nghị của ông để đạt được hòa bình không phải lúc nào cũng chính xác.

“Ví dụ, ông ấy nói Hoa Kỳ nên hứa sẽ ngăn chặn sự mở rộng của NATO về phía đông [điều mà họ cũng đã từng hứa với Gorbachev, nhưng không thực hiện]. Điều này hợp lý và có vẻ là một yêu cầu hoàn toàn công bằng từ Moskva, được thúc đẩy từ những cân nhắc về an ninh nội bộ, nhưng thực tế Hoa Kỳ đang tham gia vào các kế hoạch bành trướng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và việc kết nạp các quốc gia như Phần Lan vào NATO xác nhận ý định của Washington trong việc tiếp tục mở rộng vùng ảnh hưởng của mình”, nhà phân tích giải thích.

“Vì vậy, bất chấp sự nhẫn nại của Nga, chính phủ Joe Biden vẫn chưa chứng tỏ được mình là đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế. Tại sao Moskva lại cần phải tin vào mọi điều mà Washington hứa hẹn?”, ông nói thêm.
Reynoso cũng không tin tưởng vào đề xuất của Sachs về việc Nga và Mỹ đàm phán lại các hiệp ước trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân, chẳng hạn như START-3.
“Nếu Hoa Kỳ đưa ra các quy tắc cho tất cả mọi người, nói ai có thể sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng sau đó làm bất cứ điều gì họ muốn, thì làm sao có thể tin tưởng vào họ để đưa ra một thỏa thuận? Mỹ không phù hợp với hình ảnh một đối tác quốc tế đáng tin cậy và sẽ mất nhiều thời gian và nỗ lực để khiến họ trở nên đáng tin cậy trở lại, nếu điều đó xảy ra”, ông nói.
Ở Mỹ giải thích nếu giúp Ukraina thì phải hy sinh những gì
Reynoso đồng ý với Sachs việc Hoa Kỳ, Nga và Liên minh châu Âu cần khôi phục quan hệ thương mại, tài chính và du lịch sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraina.
“Chắc chắn đã đến lúc phải nghe lại nhạc Rachmaninov và Tchaikovsky tại các phòng hòa nhạc ở Hoa Kỳ và Châu Âu”, Sachs, người luôn chỉ trích quan điểm bài Nga ở các nước phương Tây, cho biết.
Theo Reynoso, chính Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​việc khôi phục quan hệ giữa các nước, và do đó họ phải chấm dứt tình trạng leo thang thù địch với Nga ở Kiev.
“Tất cả chúng ta đều thấy châu Âu bị ảnh hưởng như thế nào dolệnh cấm nhập khẩu dầu Nga vào EU. Vì vậy, chắc chắn thể chế chính trị châu Âu nên nối lại quan hệ với Nga càng sớm càng tốt”, ông kết luận.
Thảo luận