Tại sao vũ khí lai FrankenSAM Mỹ sẽ không xoá được những lỗ hổng chí mạng của phòng không Ukraina

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dự định cung cấp cho Ukraina các hệ thống phòng không FrankenSAM, là sự kết hợp giữa vũ khí hybrid của Mỹ và Liên Xô. Điều gì ẩn chứa đằng sau thí nghiệm của Lầu Năm Góc?
Sputnik
Trên báo chí Mỹ đã xuất hiện thông tin rằng chế độ Kiev có thể sớm được cung cấp các hệ thống vũ khí Frankenstein, vốn được thiết kế để loại bỏ những thiếu sót trong hệ thống phòng không của Ukraina. Các nhân vật trọng trách của Mỹ gọi sáng kiến ​​này là chương trình "FrankenSAM", trong khuôn khổ đó sẽ kết hợp tên lửa «đất đối không» của phương Tây với các bệ phóng và radar thời Liên Xô.
Bà Laura K. Cooper Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ về Chính sách với Nga, Ukraina và Á-Âu tuyên bố với các nhà báo Mỹ rằng tên lửa FrankenSAM được gửi gắm kỳ vọng “xoá những khoảng trống quan trọng trong hệ thống phòng không của Ukraina”, tức là “nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra trước Ukraina hiện nay”.

Hoa Kỳ muốn trấn an Ukraina

Truyền thông phương Tây mô tả hai phiên bản vũ khí "lai ghép" của Lầu Năm Góc: một phiên bản là sự kết hợp của các bệ phóng «Buk» Xô-viết và tên lửa Mỹ Sea Sparrow, phiên bản còn lại sử dụng radar Xô-viết và tên lửa Mỹ Sidewinder.
Su-57 của Nga được trang bị tên lửa hành trình có tầm bắn xa hơn
Trong vài tháng qua những sản phẩm hybrid này đã được thử nghiệm tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và theo dữ liệu của báo chí thì chúng có thể được chuyển đến Ukraina ngay trong mùa thu này.

«Điều đó thể hiện cái gì? Mỹ không còn khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraina. Tất cả đạn dược đã chuyển từ Ukraina sang Israel. Còn để bằng cách nào đó trấn an người Ukraina – bởi quả thật ông Joe Biden liên tục trấn an họ, và họ nói: “Nào chúng ta hãy thử làm Frankenstein», ông Andrei Koshkin, đại tá Nga đã nghỉ hưu hiện là chuyên gia tại Hiệp hội các nhà khoa học chính trị-quân sự nói với Sputnik.

Tuy nhiên, chuyên gia quân sự này khá nghi ngờ tính hiệu quả của các hệ thống phòng không hybrid của Lầu Năm Góc.
“Các hệ thống hạng nhất đã được cung cấp từ Thụy Điển, Na Uy, cung cấp theo dưới dạng “Patriot” (xin lỗi chứ, chỉ ngang với cấp độ S-300 của chúng tôi, sẽ sớm loại khỏi phiên chế trang bị). Không thứ gì như vậy có thể đủ để lấp đầy những khoảng trống trong hệ thống phòng không của Ukraina! Và nếu như những hệ thống này là tự chế, thì họ sẽ làm gì đây? Sẽ làm ra được bao nhiêu hệ thống «FrankenSAM» này? Giả sử là 2, 3, tôi thậm chí còn cho rộng rãi là 5. Liệu có giải quyết được vấn đề hay chăng? Không, những vũ khí lai ghép này sẽ chẳng giải quyết được bất kỳ vấn đề nào trong việc thay đổi tỷ lệ thành công trên tuyến giao tranh chiến sự".
Căn cứ của Hoa Kỳ tại mỏ khí đốt ở Syria hứng đòn rocket

Tính không tương thích của các hệ thống

Theo quan điểm của chuyên gia Koshkin, vấn đề căn bản là ở chỗ không sản phẩm hybrid nào trong số này có thể hoạt động với công suất tối đa như các hệ thống nguyên bản của Mỹ và Liên Xô.
Chuyên gia giải thích rằng thiết bị quân sự phải đáp ứng cái gọi là đặc tính chiến thuật và kỹ thuật phù hợp với thiết kế của nó. Tuy nhiên, theo ông, khi «lai ghép» vũ khí thì không còn cho phép giải quyết những vấn đề này nữa. “Tại sao? Bởi vì đây là hệ thống sơ khai Mỹ và sơ khai Xô-viết”, ông Koshkin nói.
Nhưng như vậy còn chưa phải là tất cả. Vấn đề thiết yếu nhất là tính đồng bộ hóa của nhiều thành tố khác nhau trong «Frankenstein» của Lầu Năm Góc, chuyên gia nói tiếp. Ông lưu ý rằng rất khó để đồng bộ hóa hoạt động của thiết bị quân sự nếu đột nhiên, vì lý do không xác định được nào đó, nó bắt đầu phát sinh trục trặc.
“Ngoài ra, hệ thống phòng không phải phát hiện mục tiêu. Nếu nói về các trạm radar thì đó là của Liên Xô hay của Mỹ, hay là 50/50? Sau đó tín hiệu phải được truyền đến các bệ phóng tên lửa phòng không, lại là câu hỏi của Mỹ, của Liên Xô hay là 50/50?Ai sẽ tiếp nhận tín hiệu này? Nhân sự được đào tạo về cách vận hành thiết bị của Liên Xô hoặc của Mỹ. Không rõ nên thuê ai, vì lấy đâu ra nhân sự chuyên làm việc với thiết bị hybrid của Liên Xô, mà như thế nghĩa là cần đào tạo, v.v… Có thể thấy rằng, cho dù đặt tên như thế nào, thì mỗi sản phẩm lai ghép đều đầy rẫy vấn đề», ông Koshkin nói tiếp.
Jordan yêu cầu Mỹ cung cấp tên lửa Patriot
Trong 20 tháng gần đây, Hoa Kỳ và các đồng minh trong NATO đã cung cấp cho Kiev cả loạt hệ thống phòng không khác nhau. Tuy nhiên, như các chuyên gia quân sự giải thích với Sputnik, phần lớn những hệ thống phòng không cấp độ NATO chuyển giao cho Kiev chủ yếu đều nhằm mục đích bảo vệ các vũ khí phương Tây, trong khi cơ sở hạ tầng quân sự và nhân sự của Ukraina ở tiền tuyến vẫn trong tình trạng «phơi lưng» không được bảo vệ trước các cuộc tấn công của quân Nga.
FrankenSAM khó có thể cải thiện khả năng phòng không của Ukraina: chúng chỉ "tạo dịp để đưa vào sử dụng những loại vũ khí bám đầy bụi trên kệ kho của thủ đô các nước NATO", như truyền thông Mỹ dẫn lời nhận xét chúng của các chuyên gia quân sự phương Tây.
Thảo luận