"Chìa khóa chiến thắng" hóa ra lại là "chìa khóa đi vào ngõ cụt"
Kiev đã gửi gắm nhiều kỳ vọng vào xe tăng phương Tây. Xe bọc thép hạng nặng là yếu tố chính trong chiến dịch tổng hợp của Lực lượng Vũ trang Ukraina, cần thiết để chọc thủng phòng tuyến dày đặc và có chiều sâu của Nga.
Tuy nhiên, rõ ràng là NATO đã đưa ra một số điều kiện nhất định để cung cấp xe tăng, và Zelensky thậm chí còn phải đảm bảo với họ rằng: "Những chiếc Leopard là cần thiết để "lấy lại những gì thuộc về chúng tôi"; chúng sẽ không xâm nhập vào lãnh thổ Nga".
Nhưng than ôi, những chiếc xe tăng này "không giúp ích được gì". Hoặc là các kíp lái Ukraina được đào tạo lại một cách vội vàng đã vận hành không đúng cách các thiết bị phức tạp của phương Tây, hoặc là Bộ chỉ huy Lực lượng Vũ trang Ukraina đã sử dụng xe tăng không hợp lý, không theo đúng chiến thuật của NATO.
Sau khi ra mặt trận những chiếc Leopard-2 bắt đầu bùng cháy tích cực và trở thành một trong những biểu tượng cho sự sụp đổ, khiến Kiev nhận ra rằng họ sẽ không thể giành chiến thắng trước Nga trên chiến trường. Ngay cả Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraina Valery Zaluzhny cũng buộc phải thừa nhận rằng, rất có thể sẽ không có sự đột phá sâu và ngoạn mục.
Tâm trạng bi quan ở phương Tây
Các nước phương Tây công khai nói rằng, hầu như không còn tiền cho Kiev. Ví dụ, Hoa Kỳ đã chi gần như toàn bộ ngân sách viện trợ được phân bổ. Điều phối viên về truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia thuộc Nhà Trắng, John Kirby đã làm rõ, Hoa Kỳ đã chi 96% tổng số tiền được phân bổ để hỗ trợ chế độ Zelensky. Số tiền còn lại ở Lầu Năm Góc chỉ đủ để thay thế vũ khí trong kho quân đội Mỹ.
Thông tin về việc châu Âu không còn vũ khí viện trợ cho Ukraina thậm chí còn được báo cáo sớm hơn. Ukraine Support Tracker, một dự án của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, cho biết rằng, trong tháng 8, không một quốc gia lớn nào trong EU cam kết cung cấp hỗ trợ cho Kiev.
Lại một lần nữa - T-72?
Forbes chỉ ra rằng, các nước châu Âu không còn muốn gửi xe tăng hiện đại của phương Tây cho chế độ Kiev.
Vì vậy, phương Tây đã đề xuất một giải pháp thay thế.
"Trả tiền cho công ty CSG Defense của Séc để lấy những chiếc T-72M cũ của Liên Xô, và những chiếc xe tăng này sẽ được thay thế động cơ mới, một số thiết bị điện tử, bổ sung hệ thống giáp phản ứng nổ và sau đó chuyển chúng đến Ukraina với tên gọi mới là T-72EA".
Về nguyên tắc, tại các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw bên ngoài Liên Xô có thể tìm thấy một số lượng nhất định xe tăng T-72. Ngay cả một trong những "thành viên cũ của NATO" - Đan Mạch - cũng sẵn sàng tặng 15 chiếc xe tăng loại này không biết bằng cách nào lại thuộc quyền sở hữu của họ. Tất cả điều này sẽ giúp tạo ra khoảng 105 chiếc T-72EA để bổ sung cho đội xe tăng đang cạn kiệt của Lực lượng Vũ trang Ukraina.
Không có gì bí mật rằng xe tăng T-72 Ural ban đầu có tiềm năng hiện đại hóa rất cao. Ngoài ra, chúng đã được xuất khẩu. Nhu cầu về sản phẩm này của ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô cao đến mức vào cuối những năm 1970, Liên Xô đã bắt đầu chuẩn bị chuyển giao công nghệ và tài liệu sản xuất T-72 cho Ba Lan và Tiệp Khắc.
Theo dữ liệu từ các nguồn mở, việc sản xuất phiên bản xe tăng Đông Âu T-72M/M1 đã được triển khai tại Tiệp Khắc vào năm 1981 và tại Ba Lan vào năm 1982. Đến năm 1991, Tiệp Khắc đã sở hữu 897 chiếc xe tăng cải tiến, Ba Lan đã có 757 chiếc. Một phần của kho vũ khí này tồn tại cho đến năm 2022, khi T-72M/M1 bắt đầu được chuyển đến Ukraina.
Vấn đề là ở chỗ: khi xe tăng này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, cấu hình của mẫu Т-72 bắt đầu trở nên lỗi thời: lớp giáp bảo vệ vẫn ở mức cuối những năm 1970. Tháp pháo của xe tăng T-72M được làm bằng thép đúc dày tới 410 mm. Vỏ thép này là đủ để bảo vệ xe tăng khỏi đạn pháo tích lũy, nhưng không đủ để bảo vệ khỏi đạn dưới cỡ là một dạng đạn pháo xuyên thép bằng động năng.
Tháp pháo T-72M1 có thêm các miếng đệm làm từ... cát và silicat. Điều này giúp ngăn chặn tia phản lực tích lũy, nhưng không tăng khả năng chống lại các loại đạn dưới cỡ. Mặt trước của thân xe T-72M nghiêng 68 độ được làm bằng thép-textolite để tăng thêm độ dày của vỏ thép và tăng khả năng chống đạn dưới cỡ với lõi cacbua vonfram của những năm 1970. Nhưng vỏ giáp như vậy rất khó để chống lại các loại đạn dưới cỡ hiện đại hơn - với lõi làm bằng hợp kim dựa trên uranium nghèo hoặc vonfram nguyên chất.
Mặt trước của xe tăng T-72M1 được bảo vệ tốt hơn nhưng cũng không triệt để. Tóm lại, các chuyên gia khẳng định rằng, lớp giáp của xe tăng T-72M/M1 không đảm bảo khả năng bảo vệ khỏi các loại vũ khí chống tăng hiện đại của Nga: đạn pháo dưới cỡ và tên lửa dẫn đường bắn từ pháo tăng, tên lửa chống tăng Kornet, loại đạn hai tầng nổ (tandem) từ các mẫu súng phóng lựu RPG hiện đại. Vì vậy, giờ đây việc ra trận chống lại quân đội Nga trên một chiếc T-72M chưa được chuẩn bị tốt là "sự can đảm đến mức điên rồ".
Mẫu T-72EA được Châu Âu hóa sẽ nhận được động cơ mạnh hơn - 840 mã lực (động cơ T-72M tiêu chuẩn là 780 mã lực), hệ thống giáp phản ứng nổ, hệ thống quang học phương Tây cập nhật (máy ảnh nhiệt phóng đại hình ảnh 10 lần và thiết bị nhìn đêm có khả năng chống lại sự chỉ định mục tiêu bằng laser) và hệ thống liên lạc mới do công ty MESIT của Séc sản xuất. Nhưng vũ khí chính vẫn được giữ nguyên - pháo 125 mm 2A46M của Liên Xô.
Lực lượng vũ trang Nga hạ gục xe tăng T-72 của Lực lượng vũ trang Ukraina
© Sputnik / Sputnik
/ Nếu khá khó để đánh giá hệ thống thông tin liên lạc và thiết bị điện tử, thì về những đặc điểm chính khác, T-72EA chắc chắn sẽ thua kém phiên bản sửa đổi mới nhất của Nga - T-72B3M được trang bị pháo 2A46M-5 hiện đại hơn, động cơ diesel mạnh mẽ - 1130 mã lực. Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Nga cũng tốt hơn.
Tuy nhiên, những chiếc T-72EA rất quan trọng cho Kiev, bởi vì trong quân đội Ukraina chỉ còn lại khoảng 350 chiếc xe tăng phương Tây. Theo các nhà báo, con số này tương đương với số lượng xe tăng mà Lực lượng Vũ trang Ukraina đã mất trong một năm.