Giá gừng Việt Nam lập kỷ lục

HÀ NỘI (Sputnik) - Gừng Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước châu Âu. Trong vòng 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu gừng đạt gần 26 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Sputnik
Các doanh nghiệp xuất khẩu gừng cho biết những tháng cuối năm, đơn đặt hàng gừng cho các thị trường Mỹ, Ấn Độ, UAE và Pakistan tăng mạnh đã khiến giá gừng tăng cao kỷ lục.
Hiện gừng Việt Nam đang có giá bán 20.000 - 26.000 đồng một kg (tùy loại). Đối với gừng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu giá tới 30.000 đồng một kg.
VnExpress dẫn số liệu của Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết tại Australia, gừng đông lạnh Việt Nam vừa được bán tại siêu thị, cửa hàng, và cả kênh online. Giá gừng Việt Nam tại Australia khoảng 9 - 13 AUD một kg (150.000 - 200.000).
Trung Quốc ồ ạt mua nông sản Việt Nam
Ngoài gừng đông lạnh, gừng chế biến của Việt Nam cũng được tiêu thụ khá mạnh. Theo thương vụ Việt Nam tại Australia, Ấn Độ... tiềm năng xuất khẩu gừng từ Việt Nam sang các thị trường này là rất lớn. Giá sản phẩm này cũng đang cạnh tranh so với hàng đến từ các quốc gia khác. Ngoài chất lượng thơm, ngon, gừng Việt giá cũng rẻ hơn so với hàng nội địa tại các nước.
Trước đó, trao đổi với báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Luân - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp Hương Sơn (huyên Kỳ Sơn), cho hay, các năm trước gừng không tiêu thụ được trên thị trường, khiến sản phẩm gừng của Kỳ Sơn phải "giải cứu", thì năm nay giá gừng lại bất ngờ tăng cao, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Vẫn còn khả năng đạt tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2023 trên 700 tỷ USD
Gừng năm nay được giá là nhờ xuất khẩu, trong khi gừng các nơi chưa vào vụ thu hoạch. Riêng hợp tác xã vụ này đã thu mua được 1.000 tấn, sơ chế để cung cấp cho các tiểu thương ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu ra nước ngoài, một phần chế xuất ra tinh dầu gừng.
"Do nhu cầu thị trường gừng đang cao, nên hiện nay hợp tác xã vẫn đến các địa phương thu mua gom gừng cho bà con. Tuy nhiên, đang vào cuối vụ, nên bà con thu hoạch được ít, mỗi ngày chỉ thu mua được vài ba tấn...", ông Luân nói.
Thảo luận