Vẫn còn khả năng đạt tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu năm 2023 trên 700 tỷ USD

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtXe container vào Cảng Cát Lái.
Xe container vào Cảng Cát Lái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2023
Đăng ký
Trong hai tháng cuối năm 2023, để thực hiện được mục tiêu mà Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 đề ra, mỗi tháng Việt Nam cần đạt trên 70 tỷ USD kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hoá.
Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 đã đặt ra mục tiêu: Việt Nam phải đạt tổng kim ngạch xuất- nhập khẩu năm 2023 trên 700 tỷ USD. Còn theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD. Như vậy, trong 2 tháng cuối năm, mỗi tháng Việt Nam cần đạt trên 70 tỷ USD kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hoá, để thực hiện được mục tiêu mà Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 đặt ra.
Hôm nay, khách mời của Sputnik là TS kinh tế Lê Hòa. Câu chuyện của chúng tôi xoay chung quanh chủ đề nỗ lực nào là cần thiết để Việt Nam đạt được mục tiêu đã đề ra và điều này có mang tính hiện thực hay không.

Bức tranh xuất nhập khẩu Việt Nam 10 tháng 2023

Sputnik: Thưa TS Lê Hòa, xin ông cho biết về bức tranh xuất nhập khẩu Việt Nam trong năm 2023 cho tới thời điểm hiện tại.
TS kinh tế Lê Hòa:
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt chừng 61,62 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 557,95 tỷ USD. Trong cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2023 xuất siêu chừng 24,61 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 291,28 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 10 tháng năm 2023 có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,2%).
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Lộ diện ‘cứu cánh’ cho xuất khẩu Việt Nam
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2023 như sau: Nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 3,44 tỷ USD, chiếm 1,2%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 257,42 tỷ USD, chiếm 88,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 22,97 tỷ USD, chiếm 7,9%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 7,45 tỷ USD, chiếm 2,6%. Đặc biệt, nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng tăng trưởng mạnh, nhưng thực ra, mức tăng của 1 nhóm hàng này không đủ sức để tạo sự đột phá cho tăng trưởng xuất khẩu khi nhiều nhóm khác giảm.
Còn cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2023 như sau: Nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 250,12 tỷ USD, chiếm 93,8%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,5%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,3%; nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 16,55 tỷ USD, chiếm 6,2%.
10 tháng năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 78,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,8 tỷ USD.

Cần nỗ lực hết sức và tăng tốc mạnh

Sputnik: TS có bình luận gì về triển vọng đạt được mục tiêu đề ra? Việt Nam cần tăng tốc như thế nào?
TS kinh tế Lê Hòa:
Trước hết, trong hai tháng cuối năm, để thực hiện được mục tiêu mà Hội nghị Trung ương 8 khóa 13 đề ra, mỗi tháng cần đạt trên 70 tỷ USD kim ngạch xuất-nhập khẩu hàng hoá. Điều này thực sự khó. Nhưng, vẫn có những nhóm hàng đầy triển vọng: Trong các nhóm hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu trên 1 tỷ USD thì các nhóm hàng thuộc về nông sản, thuỷ sản, lâm sản sẽ có triển vọng xuất khẩu tích cực trong 2 tháng cuối năm. Trong nhóm có kim ngạch trên 10 tỷ USD thì có nhóm hàng dệt may và giày da.
Thứ hai, một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có dấu hiệu hồi phục. Nhu cầu tiêu thụ lớn trong dịp lễ và đón chào Năm Mới sẽ là yếu tố chính tác động đến các đơn hàng xuất khẩu.
Vấn đề còn lại là các ban, ngành, doanh nghiệp phải cùng nhau nỗ lực hết sức. Hiện tại, các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài xem việc hỗ trợ doanh nghiệp là hoạt động quan trọng nhất, tổ chức các hoạt động kết nối, giao thương, tích cực xúc tiến việc đưa các sản phẩm của Việt Nam vào các hệ thống phân phối, bán lẻ ở các thị trường chủ lực.
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Dân Mỹ ít đến công sở, ngành tỷ đô Việt Nam căng thẳng
Trong nước việc áp dụng các biện pháp tích cực, đồng bộ nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Hiện nay, có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu đang có những tín hiệu tích cực. Ví dụ, sau khi bị chững lại trong tháng trước, nó đã lấy lại được đà tăng trưởng trong tháng 10.
Theo thống kế, xuất khẩu sang thị trường các thị trường Tây Á tăng 8,7%, ước đạt 6,7 tỷ USD và thị trường châu Phi tăng 6,1%. Điều này cho thấy những nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa thị trường và tập trung khai thác các thị trường mới.
Một giải pháp nữa là đàm phán với phía Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam như bưởi da xanh, dừa tươi, chanh… Song song với đó là cần nâng cao hiệu quả và tốc độ thông quan hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ, cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.
Một biện pháp nữa cũng rất cần thiết, đó là việc cung cấp thông tin mới, quy định mới mang tính thời sự về các thị trường và cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại...
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала