"Người Nga tự hào về đóng góp của Liên Xô trong cuộc chiến giải phóng dân tộc Việt Nam, vào việc Việt Nam phục hồi cuộc sống hòa bình sau cuộc kháng chiến và sau khi thống nhất đất nước. Vào thời điểm đó, từ 60% đến 70% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam đến từ Liên Xô. Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Việt Nam xây dựng hơn 300 doanh nghiệp ở các ngành kinh tế quan trọng nhất . Tại Liên Xô, hàng chục nghìn người Việt Nam nhận được giáo dục đại học, hàng nghìn người bảo vệ luận án phó tiến sĩ và hơn một trăm người bảo vệ luận án tiến sĩ".
Thời điểm quan trọng đối với quan hệ Nga-Việt
"Nhưng còn đó những người bạn Việt Nam thực sự và những người Việt Nam học tập tại Nga, những người tiếp tục tin tưởng, hy vọng vào nước Nga, hiểu được cơ hội mà hợp tác với Nga mang lại. Chính vì vậy, không có sự sụp đổ hoàn toàn của quan hệ hai nước trong thời kỳ bộ trưởng Kozyrev", ông Mosyakov nói.
Nga: Chuyển hướng về phía Đông
Tại sao Mỹ đặt cược vào Việt Nam?
"Đối với Mỹ, Việt Nam trở nên quan trọng khi Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có thể đối đầu thực sự với Trung Quốc, tạo ra những mối đe dọa và vấn đề thường trực cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam không đi theo hướng này. Việt Nam đang cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào Mỹ. Bởi vì đối với Việt Nam, Mỹ là đối tác với 110 tỷ đô la xuất khẩu và chỉ 50 tỷ đô la nhập khẩu. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, cộng với khoảng 30 tỷ đô la thặng dư trong thương mại với Liên minh châu Âu, đóng vai trò bù đắp nhập siêu của Việt Nam trong thương mại với Trung Quốc", giáo sư Mosyakov tiếp tục.
Đặt kỳ vọng vào Mỹ để chờ đợi những điều điều tích cực là một sai lầm
"Ví dụ, Mỹ đang cố gắng tạo ra sự phản đối tiềm ẩn đối với chính quyền hiện tại ở Việt Nam. Cũng như đẩy Nga ra khỏi Việt Nam. Mặc dù Nga ngày nay có thể đề xuất nhiều điều cho người Việt. Ngoài việc hợp tác quân sự - kỹ thuật, đó là than đá và thực phẩm, dầu và khí đốt, các dự án cơ sở hạ tầng công nghiệp lớn. Mỹ đang tiến hành chính sách đẩy Nga ra khỏi Việt Nam và khỏi toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Điều này rõ ràng đến mức khi Mỹ tài trợ cho việc tổ chức một hội nghị quốc tế nào đó tại Việt Nam, họ đặt điều kiện là không có đại diện Nga tham gia vào đó", ông Dmitriy Mosyakov nói.
Nước Nga - sự bảo đảm ổn định và an ninh
"Từ thịnh vượng kinh tế, từ các Khu vực Thương mại Tự do, chuyển sang đối đầu quân sự-chính trị, xuất hiện các khối mới, quân sự hóa và tạo ra một mô hình phát triển hoàn toàn khác. Đã bắt đầu có những ý nghĩ khác trong việc xác định sự phát triển của các quốc gia trong khu vực. Trong bối cảnh này, yếu tố hỗ trợ quân sự - kỹ thuật, yếu tố có khả năng đảm bảo sự phát triển ổn định của một quốc gia nào đó trong khu vực trở nên ngày càng quan trọng. Và chính trong lĩnh vực đảm bảo an ninh ở Đông Nam Á, nước Nga không có đối thủ", - chuyên gia nói.