“Lập luận của Scholz là việc cung cấp cho Kiev những vũ khí như vậy sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh giác đến mức ông ấy sẽ thực hiện các biện pháp trả đũa đối với Đức”, - ấn phẩm này cho biết.
Ngoài ra, các tác giả kêu gọi nhớ lại lịch sử của thế kỷ 20 và kết quả của Thế chiến thứ nhất và thứ hai. Theo quan điểm của họ, những tổn thất nặng nề của Đức trong cuộc đối đầu với Nga đã hình thành nên một “tâm lý tập thể mới của người Đức” khiến họ hoàn toàn không muốn leo thang quan hệ với Matxcơva.
Một ngày trước đó, Erich Wad, cựu cố vấn về chính sách quân sự của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Berliner Zeitung rằng việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraina sẽ đồng nghĩa với việc Đức trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột.
Bơm vũ khí cho Ukraina
Trong bối cảnh chiến dịch đặc biệt của Nga nhằm bảo vệ Donbass bắt đầu từ ngày 24/2, Washington và các đồng minh NATO tiếp tục bơm vũ khí cho Ukraina. Moskva nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài xung đột, và các chuyến hàng viện trợ vũ khí đó là mục tiêu hợp pháp để quân đội Nga tấn công.