Nhân 90 năm sinh nhật Yuri Gagarin: TsAGI giúp con người chinh phục vũ trụ như thế nào

Ngày 9 tháng 3 là mốc kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Yuri Gagarin, người đã mở ra con đường lên vũ trụ dành cho các cư dân Trái đất.
Sputnik
Để thành tựu kỳ vĩ mang tính bước ngoặt này trở thành hiện thực, có phần đóng góp đáng kể của các chuyên gia từ Viện Khí động lực học Trung ương mang tên Zhukovsky (viết tắt theo tiếng Nga là TsAGI, thuộc thành phần Trung tâm Nghiên cứu Khoa học “Viện mang tên N.E. Zhukovsky”).
Công tác của đội ngũ chuyên gia ở đây là tạo ra những bộ máy vũ trụ như “Vostok”, “Soyuz”, “Venera”, “Mars”, hoạt động theo các chương trình “Spiral”, “Energia-Buran”, tên lửa đẩy “Angara” và “Proton-M”… Các chương trình này và nhiều dự án huyền thoại khác phản ánh tiềm năng khoa học dồi dào của TsAGI, giúp củng cố vai trò của Viện như một trung tâm khoa học không chỉ riêng trong ngành hàng không mà còn nghiên cứu vũ trụ nói chung.
Tên lửa "Soyuz-2.1a" với tàu "Progress MS-25"
Kể từ thời điểm đặt ra mục tiêu quy mô về khám phá chinh phục không gian vũ trụ, TsAGI đã tham gia các dự án trọng điểm trong lĩnh vực này. Trong đó có con tàu vũ trụ lịch sử «Vostok-1» («Phương Đông-1»), việc chế tạo thuộc trách nhiệm và công lao của Phòng thiết kế của Viện sĩ Sergei Korolev, nhà khoa học vĩ đại tầm cỡ thế giới, người bắt đầu hành trình lỗi lạc từ vị trí một kỹ sư xuất sắc chính tại TsAGI vào những năm 1930.
Theo ý tưởng của các nhà thiết kế, “Vostok” ban đầu được hình dung dưới dạng một quả cầu. Nhưng ngay cả điều này, về cơ bản là hình thức đơn giản nhất, cũng đòi hỏi dày công nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Trước các nhà khoa học đặt ra những nhiệm vụ không giản đơn theo hướng khí động học và động lực chuyến bay. Các chuyên gia của TsAGI đã nghiên cứu tải trọng và lực tác động lên con tàu vũ trụ trong toàn bộ phạm vi số Mach khi nó đi theo quỹ đạo của đường đạn trở lại bầu khí quyển. Họ cũng thành lập một ngân hàng dữ liệu về dòng nhiệt tác động lên tàu đổ bộ của «Vostok».
Hệ thống Energia-Buran của Liên Xô - một chương trình nhằm đáp trả chương trình tàu con thoi của Mỹ
Để tìm hiểu thấu đáo các đặc điểm của tàu vũ trụ ở tốc độ bay siêu thanh, tại TsAGI đã tạo ra hệ thống lắp đặt khí cầu độc đáo, bên trong có mô hình được “bắn” đi về phía gặp dòng siêu âm. Kết quả là tốc độ tương đối của nó trở nên siêu thanh. Cơ sở chủ thể thí nghiệm mới cho phép nghiên cứu các hiện tượng mà trước đây không thể tiếp cận. Chẳng hạn, đã thu được dữ liệu về mô hình dòng chảy xung quanh tàu «Vostok-1» và hệ số cản khí động học của bộ máy. Kết quả là, các chuyên gia đã có thể tính toán quỹ đạo của bộ máy lao vào bầu khí quyển và điểm hạ cánh của nó. Với việc tạo ra hệ thống lắp đặt khí cầu, những nhà khoa học hàng đầu của TsAGI là các ông Alexandr Krasilshchikov và Leonid Guryashkin đã được trao Giải thưởng Nhà nước Liên Xô. Đóng góp vào dự án này còn có Viện sĩ thông tấn tương lai của Viện Hàn lâm Khoa học Nga Vasily Yaroshevsky, sau này tham gia nghiên cứu về tàu vũ trụ có thể tái sử dụng nhiều lần «Buran».
Kết quả thực tế của loạt nghiên cứu và thử nghiệm đã xác nhận rằng về mặt kỹ thuật, chuyến bay vào quỹ đạo của con người là khả thi và được chứng minh rõ ràng bằng cơ sở khoa học.
Multimedia
Hành trình vòng quanh thế giới của Yuri Gagarin
Nhân tiện cần nói thêm, trong quá trình phóng tên lửa đẩy «Vostok» cùng với con tàu vũ trụ, lời hô ngắn gọn huyền thoại «Đi thôi!» do nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Trái đất thốt lên vào ngày 12 tháng 4 năm 1961 đã trở thành một dạng «thần chú» của đội phi hành gia đầu tiên trong quá trình huấn luyện phi công vũ trụ. Đây là câu ưa thích mà một trong những giảng viên ưa nói với các học viên, đó là phi công thử nghiệm, Anh hùng Liên Xô Mark Gallai. Trước Thế chiến II, ông cũng từng làm việc tại TsAGI.
Tiến tới kỷ niệm chẵn ngày sinh của phi hành gia Nga, tại Trung tâm Trình diễn của TsAGI tổ chức cuộc triển lãm nhằm lưu giữ vĩnh viễn ký ức về công dân Trái đất đầu tiên bay vào vũ trụ. Đó là Triển lãm Lịch sử-Tư liệu «Yuri Gagarin. Chuyến bay vẫn tiếp nối».
Thảo luận