Tác giả bài viết đặc biệt chú ý đến khả năng phương tiện chiến đấu này bay tới lãnh thổ Mỹ mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Ấn phẩm chỉ ra: “Các nhà thiết kế chọn động cơ phản lực cánh quạt thay vì động cơ phản lực vì nó cho phép máy bay bay được hơn 13.000 km”.
Cần lưu ý Tu-95, được đưa vào sử dụng từ năm 1956, và vẫn tiếp tục phục vụ trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cho đến ngày nay.
“Nó thiếu vẻ duyên dáng, nhưng bù đắp lại bằng cho tiềm năng tác chiến. Động cơ và khả năng mang theo lượng bom đạn khổng lồ khiến máy bay trở thành vũ khí xuất sắc trong nhiều thập kỷ sau lần đầu tiên máy bay ném bom triển khai trong vùng chiến sự”, The National Interest viết.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS
Vào tháng 8, thứ trưởng Bộ Công Thương Oleg Bocharov tại doanh nghiệp ODK-Kuznetsov ở Samara cho biết, năng lực của Tu-95 sẽ tăng gấp đôi.
Những máy bay ném bom chiến lược này thuộc lực lượng hàng không tầm xa, thường mang theo tên lửa hành trình tầm xa X-55.
Máy bay ném bom mang tên lửa Tu-95MS (theo mã NATO - "Bears") tạo thành nền tảng của hàng không chiến lược Nga. Máy bay có thể mang tên lửa hành trình chiến lược có khả năng tấn công mục tiêu ở cự ly nhiều nghìn km. Trong điều kiện chiến đấu, một máy bay mang tên lửa có thể tiêu diệt một số thành phố của đối phương mà không cần xâm nhập vào vùng phòng không.