"Điều này đang gây lo ngại ở các nước láng giềng, tất nhiên trước hết là ở Trung Quốc, đất nước mà hiện nay Tokyo coi là mối đe dọa quân sự chính đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản. Vì vậy, rõ ràng động thái này của Nhật Bản sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho bầu không khí chính trị ở Đông Á, cụ thể là ở Đông Bắc Á nói riêng”, chuyên gia nhận xét.
Sự xói mòn nguyên tắc hoà bình của Hiến pháp Nhật Bản
“Điều 9 của Hiến pháp thực tế cấm Nhật Bản có quân đội theo đúng nghĩa của từ này; không phải ngẫu nhiên mà lực lượng vũ trang Nhật Bản từng có thời được gọi là “Lực lượng Phòng vệ”. Nguyên tắc hoà bình của hiến pháp đang dần bị xói mòn ở Nhật Bản… Một trong những bước đi gần đây theo hướng này là quyết định mà Chính phủ Nhật Bản thông qua hồi tháng 12 năm ngoái, cho phép xuất khẩu các sản phẩm quân sự sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép nước ngoài sang quốc gia cấp giấy phép, theo đó Tokyo cung cấp cho Hoa Kỳ tên lửa Patriot sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép Mỹ. Mục đích của bước đi này là cho phép người Mỹ cung cấp Patriot của họ cho Ukraina và người Nhật bù đắp cho sự thiếu hụt Patriot ở Hoa Kỳ", ông Kistanov nói thêm.