«Trước ngưỡng những đụng độ có thể». Tại sao Nhật Bản cần thêm chiến đấu cơ mới?

CC BY 4.0 / 防衛省 / 次期戦闘機のイメージ。防衛省の資料より写真のみ抜取 (cropped photo)Thiết kế của máy bay chiến đấu Nhật Bản Mitsubishi F-X
Thiết kế của máy bay chiến đấu Nhật Bản Mitsubishi F-X - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2024
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) – Dự định của Nhật Bản sản xuất máy bay chiến đấu cùng với hai nước châu Âu phù hợp với tiến trình chung của việc Tokyo dần từ bỏ các nguyên tắc hòa bình trong hiến pháp, chuyên gia Valery Kistanov của Sputnik bày tỏ quan điểm như vậy.
Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các quy định xuất khẩu sản phẩm quốc phòng, như vậy sẽ cho phép nước này cung cấp máy bay chiến đấu phát triển chung với Anh và Ý đến các nước thứ ba. Sự thay đổi trong quy định xuất khẩu khiến Nhật Bản «có thể đóng góp bình đẳng» vào việc sản xuất máy bay chiến đấu mới, Bộ trưởng Quốc phòng Minoru Kihara cho biết.
Ông Valery Kistanov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản trong Viện Trung Quốc và Châu Á hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga lưu ý rằng việc tăng cường tiềm lực quân sự của Nhật Bản đang gây lo ngại ở một số nước trong khu vực.

"Điều này đang gây lo ngại ở các nước láng giềng, tất nhiên trước hết là ở Trung Quốc, đất nước mà hiện nay Tokyo coi là mối đe dọa quân sự chính đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản. Vì vậy, rõ ràng động thái này của Nhật Bản sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho bầu không khí chính trị ở Đông Á, cụ thể là ở Đông Bắc Á nói riêng”, chuyên gia nhận xét.

Ông nhắc rằng sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, nước này đã thông qua Hiến pháp tuyên bố nguyên tắc từ chối chiến tranh như là một cách giải quyết xung đột quốc tế.
Su-30MKI của Không quân Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.01.2023
Người Nhật ngỡ ngàng trước sự xuất hiện của tiêm kích Su-30

Sự xói mòn nguyên tắc hoà bình của Hiến pháp Nhật Bản

“Điều 9 của Hiến pháp thực tế cấm Nhật Bản có quân đội theo đúng nghĩa của từ này; không phải ngẫu nhiên mà lực lượng vũ trang Nhật Bản từng có thời được gọi là “Lực lượng Phòng vệ”. Nguyên tắc hoà bình của hiến pháp đang dần bị xói mòn ở Nhật Bản… Một trong những bước đi gần đây theo hướng này là quyết định mà Chính phủ Nhật Bản thông qua hồi tháng 12 năm ngoái, cho phép xuất khẩu các sản phẩm quân sự sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép nước ngoài sang quốc gia cấp giấy phép, theo đó Tokyo cung cấp cho Hoa Kỳ tên lửa Patriot sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép Mỹ. Mục đích của bước đi này là cho phép người Mỹ cung cấp Patriot của họ cho Ukraina và người Nhật bù đắp cho sự thiếu hụt Patriot ở Hoa Kỳ", ông Kistanov nói thêm.

Lường trước những đe doạ tiềm năng từ Trung Quốc và Nga

Ông tiếp tục nói rằng Bây giờ Nhật Bản đang tuyên bố về tình trạng gia tăng mối đe dọa quân sự - không chỉ từ Trung Quốc mà còn từ Nga, ông nói tiếp.
"Động cơ nào lý giải việc Nhật Bản thúc đẩy nhu cầu mua máy bay chiến đấu mới? Đó là dường như mối đe dọa quân sự gia tăng từ phía Trung Quốc và Nga. Đồng thời, như Nhật Bản khẳng định, cả Trung Quốc và Nga đều chiếm ưu thế ở vị trí thứ tư và thứ năm về máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư.... Sách Trắng Quốc phòng» của Nhật Bản năm ngoái viết rằng Trung Quốc có 1.500 chiến đấu cơ thế hệ thứ tư và thứ năm, còn Nga, theo họ, có 900 máy bay chiến đấu như vậy... Mà Nhật Bản chỉ có cả thảy 324 chiếc. Vì vậy, họ cho rằng cần phải tăng cường tiềm năng củng của đất nước để lường trước những cuộc xung đột có thể xảy ra”, chuyên gia Valery Kistanov kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала