Chiến tranh thế giới thứ hai cho thấy nhu cầu cấp thiết về các phương tiện trang bị cho bộ binh để chống lại xe tăng. Phạm vi sử dụng và hiệu quả của lựu đạn chống tăng cầm tay rất hạn chế và binh lính sử dụng thực tế là cảm tử quân liều chết. Súng phóng lựu khá hiệu dụng khi chống lại bộ binh, lại ít có tác dụng chống tăng. Súng trường chống tăng cũng nhanh chóng trở nên lỗi thời khi khả năng bảo vệ của chiếc xe tăng tăng lên nhanh chóng. Cần một loại vũ khí hoàn toàn mới: hiệu năng, đủ tầm xa, chính xác.
Những mẫu tốt nhất của cả Mỹ và Đức đều được lấy làm cơ sở, và năm 1949 súng phóng lựu RPG-2 phản lực (không giật) đầu tiên của Liên Xô với lựu đạn PG-2 xuất hiện. Súng dạng ống phóng có thể tái sử dụng, cỡ nòng 40 mm và đạn cỡ lớn với thuốc phóng khởi động. RPG-2 có thể tấn công hiệu quả ở khoảng cách lên tới 150 m. Nhưng điều này không phù hợp với chiến trường, và vào giữa những năm 1950, một cuộc thi công bố nhằm tạo ra súng chống tăng tầm xa và chính xác.
Dự án xuất sắc nhất được một nhóm các nhà thiết kế do Valentin Firulin (1919-1979) đứng đầu giới thiệu. Trước hết, các kỹ sư đã bổ sung khả năng phóng của đạn bằng động cơ đẩy thuốc súng và bộ phận đuôi xuôi xuống. Viên đạn cũng quay khi bay, nhưng vẫn giữ được quỹ đạo ổn định, tăng tốc lên 300 m/s và phạm vi tác xạ 500 m ở khu vực thoáng đãng, thời tiết lặng gió và trong điều kiện thực tế - lên tới 300 m.
Súng được đưa vào trang bị năm 1961 và sử dụng rộng rãi trong quân đội Nga cũng như ở nhiều nước khác cho đến ngày nay. Năm 1963, phiên bản RPG-7D dành cho lính dù xuất hiện: với ống phóng và chân súng có thể tháo rời thành hai phần. Sau đó, xuất hiện các biến thể của RPG-7N/DN: lắp đặt kính ngắm đêm. Cuối những năm 1980 - phiên bản RPG-7V1 trang bị kính ngắm quang học mới và chân có thể tháo rời. Đầu những năm 2000 — bản RPG-7V2 với ống ngắm mới.
“Ống phóng ” cũ, đạn là mới
Loại đạn đầu tiên dành cho RPG-7, trang bị vào năm 1961, là đạn tích lũy PG-7V (trọng lượng -2,2 kg, cỡ nòng ngoài 85 mm, tốc độ ban đầu120 m/s, khả năng xuyên giáp - lên đến 260 mm giáp đồng nhất). Năm 1969-1974, xuất hiện ba phiên bản khác, nặng hơn nhưng có tốc độ ban đầu cao hơn một chút (140 m/s) và khả năng xuyên giáp lên tới 400 mm.
Hiện nay, loại đạn cũ 1961-1974 đã bị loại biênkhỏi quân đội Nga. Theo các nguồn mở, các loại đạn sau đây hiện đang được sử dụng cho súng phóng lựu kỳ cựu này:
- Đạn tích lũy PG-7VL “Luch” 1977. Cỡ nòng ngoài - 93 mm, trọng lượng -2,6 kg, "xuyên giáp" - lên tới 500 mm giáp đồng nhất.
- Đạn Tandem (để xuyên thủng lớp bảo vệ động của xe bọc thép) PG-7VR “Resume” và nhiệt áp (chống bộ binh trong công sự cố định), TBG-7V “Tanin” mẫu 1988. Cả hai đều có cỡ nòng ngoài 105 mm và nặng 4,5 kg.
- Đạn phân mảnh OG-7V và OG-7VM, phát triển từ cuối những năm 1990. Cả hai đều nặng 2 kg và có cỡ nòng 40 mm. Khi phát nổ, chúng tạo ra 1000 mảnh vỡ, “bao phủ” diện tích lên tới 150 m2.
Tất nhiên, xe bọc thép cũng đã thay đổi nhiều trong 63 năm qua, vì vậy rất khó để hạ gục chiếc xe tăng hiện đại chỉ bằng một phát bắn RPG-7. Vì vậy, trắc thủ cần thể hiện kỹ năng và sự khéo léo: chỉ với hai phát bắn (không phải từ trực diện!) xe tăng đã có thể bị tiêu diệt. Điều này đã được chứng minh và thể hiện quacác cuộc chiến tranh cục bộ ở Trung Đông và “hoạt động quân sự đặc biệt” của Nga chống lại chế độ Kiev, do“tập thể phương Tây” hỗ trợ.
RPG-7 có thể tấn công hoàn hảo các phương tiện bọc thép hạng nhẹ, ô tô, bộ binh và thậm chí cả trực thăng bay lơ lửng. Súng phóng lựu đơn giản, đáng tin cậy do Liên Xô thiết kế sẽ phục vụ trong bộ binh, lính thủy đánh bộ, nhảy dù và lực lượng đặc biệt của hàng chục quân đội trong nhiều năm. Không phải vô cớ mà ở một số quốc gia (ngay cả ở các nước NATO, bao gồm cả Hoa Kỳ), các bản sao của những loại vũ khí này được sản xuất — theo giấy phép hoặc "vi phạm bản quyền", với những thay đổi và điều chỉnh. Theo dữ liệu không chính thức, hơn 10 triệu khẩu RPG-7 các phiên bản đã được sản xuất trên toàn thế giới.