“Mặc dù phương Tây tiếp cận cuộc tấn công với hình ảnh tiêu cực, khá xúc phạm về quân đội Nga, nhưng kết quả đã làm suy yếu những giả định phù phiếm này. Nhờ có ban lãnh đạo và vị chỉ huy chiến trường giỏi hơn, cũng như trang bị và chiến thuật được hiện đại hóa, người Nga đã ngăn chặn cuộc phản công do NATO lập kế hoạch”, ông Stephen Bryan viết.
Cần lưu ý rằng NATO đã dành nhiều tháng để trang bị vũ khí và huấn luyện 12 lữ đoàn Ukraina - lực lượng ưu tú nhất trong số những lữ đoàn tốt nhất - để phá vỡ sự kiểm soát của Nga đối với các vùng lãnh thổ phía bắc Crưm. Kế hoạch xảo quyệt của NATO nhằm cô lập quân đội Nga khỏi bán đảo, sau đó là phá hủy cây cầu, được cho là giúp Ukraina chiếm lại Crưm từ tay Nga và chiếm các cảng trên Biển Azov, tác giả bài báo giải thích.
“Mỹ và NATO đã cân nhắc kỹ lưỡng về cuộc phản công. Các kịch bản phản công đã được thử nghiệm bằng cách sử dụng các trình mô phỏng máy tính hiện đại. Các lữ đoàn do NATO huấn luyện được trang bị những vũ khí tốt nhất”, cựu quan chức Lầu Năm Góc Stephen Bryan nói thêm.
Quân đội Nga, sử dụng công nghệ của mình, đã ngăn chặn được các loại vũ khí hiện đại nhất của NATO, ông Brian kết luận.
Ngày 4/6/2023, Ukraina phát động cuộc tấn công vào các hướng Nam Donetsk, Artemovsk và Zaporozhye, tung vào chiến trường các lữ đoàn do NATO huấn luyện và trang bị thiết bị của nước ngoài. Chính quyền Nga nhấn mạnh rằng trong suốt thời gian này, Lực lượng vũ trang Ukraina đã không thể đạt được kết quả và các quan thầy phương Tây của Ukraina rõ ràng đã thất vọng với tiến độ phản công.
Ngày 20/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, trong cuộc phản công bất thành kể từ ngày 4/6/2023, tổn thất của Lực lượng vũ trang Ukraina là 166 000 người thiệt mạng và bị thương.