Họ quên truyền lệnh của Alexandr Suvorov
Thực sự tại sao họ thất bại? Suy cho cùng, quân thuộc địa được chỉ huy bởi các tướng lĩnh nổi tiếng của Pháp. Ví dụ, Jean de Lattre de Tassigny - trong những năm 1950-1952, ông là Cao ủy Pháp tại Đông Dương. Ông đã trải qua một chặng dài con đường binh nghiệp: tham gia Thế chiến thứ nhất, trong Thế chiến thứ hai, ông đã dũng cảm chiến đấu chống lại Đức Quốc xã, chính ông là người được De Gaulle giao phó tham gia thay mặt nước Pháp ký kết Hiệp định Đạo luật đầu hàng của Đức Quốc xã ngày 8/5/1945. Trước khi sang Đông Dương, De Lattre là Tư lệnh lục quân ở Tây Âu.
Một vị tướng khác cũng nổi tiếng không kém, Philippe Leclerc, cũng từng là Cao ủy Pháp tại Đông Dương vào tháng 10 năm 1945. Ông được biết đến với vai trò chỉ huy quân đội Pháp trong cuộc đổ bộ của quân Đồng minh vào Normandy vào ngày 6 tháng 6 năm 1944. Và ông cũng đã giải phóng Paris vào tháng 8 năm 1944. Đô đốc Georges Thierry d'Argenlieu, cũng là người tham gia hai cuộc chiến tranh thế giới và là đồng minh rất thân cận của chính De Gaulle đã thay thế Leclerc làm Cao ủy Đông Dương.
Không thể không nhắc đến người chỉ huy cuối cùng của quân đội Pháp ở Đông Dương, Henri Navarre; chính ông là người chỉ huy toàn diện quân đội thuộc địa gần Điện Biên Phủ. Ông cũng có kinh nghiệm chiến đấu trong 2 cuộc chiến tranh thế giới nhưng chính ông là người bị chính phủ Pháp kết tội gây ra thất bại ở Điện Biên Phủ.
Tất cả những nhân vật nêu trên, giống như chỉ huy đồn trú gần Điện Biên Phủ, Christian de Castries, đều xuất thân từ những gia đình quý tộc của đế quốc Pháp. Đây cũng chính là tầng lớp xã hội đã bóc lột công nhân Pháp và cả dân tộc Việt Nam. Họ không nhìn thấy ở những người công nhân và nông dân bình thường là đối thủ xứng tầm, họ tự tin vào sự vượt trội của mình và phải trả giá cho sự tự phụ này. Các tướng Pháp không tin vào khả năng lãnh đạo của Hồ Chí Minh,Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh. Họ khinh thị gọi Võ Nguyên Giáp là thầy dạy sử.
Người Pháp sẽ không tệ, nếu như họ biết đến truyền lệnh của vị chỉ huy vĩ đại người Nga Alexandr Suvorov: “Đừng bao giờ coi thường kẻ thù của bạn, bất kể hắn là ai. Và hãy tìm hiểu kỹ về vũ khí, cách hành động và chiến đấu của kẻ thù”.
Các nhà lãnh đạo quân sự Pháp không thể tưởng tượng được rằng bộ đội Việt Nam có thể tấn công họ cả ngày lẫn đêm, bất kể mưa nắng. Bọn thực dân không thể tưởng tượng được rằng bộ đội Việt Nam lại kéo đại bác 105 mm lên đỉnh núi và bắt đầu dồn binh nã pháo vào đồn Điện Biên Phủ.
Và những người lính của quân đội thuộc địa, mặc dù nhiều người trong số họ là quân nhân chuyên nghiệp, nhưng không muốn chiến đấu vì những mục tiêu không gần gũi với họ, không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chính Christian De Castries cũng thừa nhận, bộ đội bao vây Điện Biên Phủ là những chiến sĩ chiến đấu vì độc lập của đất nước, còn những người bị bao vây chỉ là lính đánh thuê chiến đấu vì tiền.
Liệu Pháp có rút được bài học từ thất bại ở Việt Nam hay không?
Sau thất bại ở Đông Dương, nhiều chính trị gia Pháp nhận ra rằng không thể đánh bại một dân tộc đang đấu tranh cho độc lập, tự do của mình. Và điều này đặc biệt ảnh hưởng đến Tổng thống Pháp De Gaulle và quyết định của ông trao lại quyền độc lập cho Algeria. Và trong những năm Mỹ xâm lược Việt Nam, De Gaulle đã kiên quyết giữ lập trường lên án chính sách của Nhà Trắng ở Đông Dương.
Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Campuchia vào tháng 9 năm 1966, De Gaulle tuyên bố: “Mỹ không có cơ hội nào mà người dân châu Á sẽ tuân theo luật pháp của những người đến từ bên kia Thái Bình Dương, bất kể mọi mưu đồ và bất kể sức mạnh quân sự nào mà họ sở hữu”.
Thế hệ chính trị gia Pháp hiện nay đang xây dựng quan hệ với Việt Nam theo cách riêng của họ. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu tới Việt Nam nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cho thấy người Pháp muốn “khép lại quá khứ và hướng tới tương lai”. Đó là phát ngôn của Đại sứ Pháp tại Hà Nội Olivier Brochet.
Điều nghi ngại duy nhất là Bộ trưởng Bộ quân sự đang có những bước đi hướng tới phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam. Rõ ràng là trong trường hợp này, Pháp, với tư cách là thành viên NATO, chủ yếu muốn giải quyết các vấn đề kiềm chế Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bằng cách này, Paris sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực vốn đã sóng gió như vậy.