Cụm từ "dân tộc anh em" phản ánh rõ nét quan hệ Nga-Việt
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 15/5, Hội thảo “Nước Nga hiện đại” đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện được Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Hội Hữu nghị Việt-Nga, ĐSQ LB Nga tại Việt Nam, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức.
SputnikPhát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) ông Phan Anh Sơn bày tỏ vui mừng khi Hội thảo “Nước Nga hiện đại” nhận được sự yêu thích và đón nhận từ đông đảo các vị đại biểu tham dự.
Hội thảo gồm ba nội dung chính, bao gồm: tình hình chính trị kinh tế văn hoá xã hội của LB Nga hiện nay,
hợp tác giữa Việt Nam và LB Nga, tiềm năng hợp tác của hai nước trong tương lai với ba vị khách mời Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại Việt Nam ngài Bezdetko Gennady Stepanovich, Trưởng đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam Vyacheslav Nikolaevich Kharinov và Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Murashkin Vladimir Vladimirovich.
Mở rộng hợp tác các bên cùng có lợi
Phát biểu tại phần tham luận “Các xu hướng chính trị và ngoại giao của Nga trong giai đoạn hiện nay”, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền LB Nga tại Việt Nam ông
Bezdetko Gennady Stepanovich, cho biết năm 2023, Tổng thống Nga đã phê duyệt Học thuyết về chính sách đối ngoại mới của Nga.
Trong đó, sự chú ý chính được dành cho các nhóm quốc gia và liên minh quốc gia có triển vọng rõ ràng từ quan điểm mở rộng hợp tác cùng có lợi. Điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ xem xét không chỉ về tầm quan trọng của một quốc gia cụ thể theo cách nhìn nhận đối với lợi ích của Nga, mà còn về hiện trạng quan hệ với nó, cũng như sự sẵn sàng đối ứng phối hợp hành động.
Đáng chú ý trong bài phát biểu, Đại sứ cho biết:
“Việt Nam, về truyền thống, chiếm vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga, quan hệ với Việt Nam có quy ché quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Trong năm nay chúng ta hai ngày lễ quan trọng – 74 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt, cũng như 30 năm ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc cơ bản về quan hệ hữu nghị giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Đại sứ bày tỏ hài lòng với sự phát triển của sự đối thoại chính trị giữa hai nước. Hai nước đang nỗ lực để thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật, quân sự, kỹ thuật-quân sự, và nhân đạo trong điều kiện địa chính trị mới.
Đồng thời, Đại sứ Bezdetko cũng nêu bật sự gần gũi trong cách tiếp cận của Moscow và Hà Nội đối với nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự quốc tế thông qua hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Ngoại giao của hai nước.
Trả lời câu hỏi của đại biểu tham dự về việc bổ nhiệm ông Andrei Belousov, cựu phó thủ tướng chuyên về kinh tế, làm bộ trưởng quốc phòng mới của Nga, thay thế ông Sergei Shoigu, Đại sứ Bezdetko cho biết:
“Tổng thống Vladimir Putin hiểu rõ nhất quyết định này. Bộ Quốc phòng Nga không đơn thuần chỉ có quân đội mà còn bao gồm cả các khu công nghiệp quốc phòng. Tôi tin rằng, bộ trưởng Bộ quốc phòng mới sẽ là nhà quản lý và cầm quân tài giỏi. Nhưng quan trọng nhất vẫn là nỗ lực đóng góp vào việc bảo vệ đất nước và phát triển kinh tế của LB Nga”.
Bình luận về khả năng Việt Nam có thể tham gia BRICS, Đại sứ Bezdetko nhấn mạnh:
“Chúng tôi rất vui mừng nếu Việt Nam trở thành một thành viên chính thức của BRICS, nhóm đóng vai trò then chốt trong hệ thống kinh tế, tài chính toàn cầu”.
Động lực mạnh mẽ phát triển hợp tác kinh tế Nga - Việt
Việt Nam và Nga không chỉ có kinh nghiệm hợp tác lâu năm mà còn có tiềm năng rất lớn để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương, trước hết là lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Kharinov Vyacheslav Nikolaevich, Trưởng đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam, cho biết trong năm vừa qua, tại Khóa họp lần thứ 24 của Ủy ban Liên chính phủ Nga-Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật đã thảo luận về hiệu quả triển khai Hiệp định Thương mại Tự do giữa EAEU và Việt Nam và các phương cách nhằm gia tăng kim ngạch
thương mại song phương lên tới 10 tỷ USD vào năm 2025. Việc đạt được các thỏa thuận này có thể thực hiện được thông qua các dự án hỗn hợp lớn dài hạn cùng việc hỗ trợ của hai chính phủ.
“Chúng tôi nhận thấy rằng, khi xem xét các dự án hỗn hợp tại Việt Nam thì sự hưởng ứng sống động nhất là từ các đối tác Việt Nam của chúng tôi. Tôi muốn khả dĩ nhắc lại nhân dịp này rằng, trung tâm logistics chính tại Phía bắc Việt Nam là cảng Hải Phòng – tại đây đang có sự hoạt động của Khu công nghiệp Việt-Nga - có thể coi là địa điểm đang hình thành có tính chất nền tảng cho sự hình thành vùng đất trung tâm dành cho các doanh nghiệp của Nga và các liên doanh. Chúng tôi cho rằng, với sự đảm bảo tương hỗ từ phía hai chính phủ sẽ đảm bảo tính hiệu quả của việc có mặt các doanh nghiệp này tại đây”, Trưởng đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam Vyacheslav Nikolaevich Kharinov cho biết.
Trưởng đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam dẫn ví dụ thành công trong quá trình địa phương hóa sản xuất Nga tại Việt Nam với sự tham gia của hai chính phủ là Doanh nghiệp lắp ráp ô tô "GAZ THANH DAT" được thành lập vào năm 2019. Trong suốt năm năm qua,
sản phẩm thương hiệu "GAZ" đã liên tục và thành công giữ vững vị trí của mình trên thị trường Việt Nam và phát triển xuất khẩu sản phẩm của mình đến các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ngành công nghiệp ô tô, có tiềm năng lớn cho sự hợp tác công nghiệp giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm và y tế, cũng như trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cùng với nền công nghiệp ô tô, tiềm năng to lớn đối với sự phát triển hợp tác công nghiệp của Nga và Việt Nam còn có trong lĩnh vực dược phẩm và công nghiệp y tế, cũng như lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, Trưởng đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam cũng bày tỏ trăn trở về việc đảm bảo về mặt ngân hàng cho các khoản thanh toán giữa các đối tác Nga và Việt Nam.
“Trong tình hình hiện tại, công cụ chính cho việc này là Ngân hàng Liên doanh Nga-Việt (VRB) – ngân hàng này đã thành công trong việc thiết lập hệ thống thanh toán bằng các đồng nội tệ. Tuy nhiên, tại Việt Nam đang cảm nhận được ảnh hưởng không thân thiện từ bên ngoài và sự cần thiết phải cùng nhau tìm kiếm các phương cách mới cùng có thể chấp nhận được, tin cậy và có thể truy cập được cho các khoản thanh toán tương hỗ. Vấn đề này được thảo luận ở mọi cấp độ trong các cuộc tiếp xúc song phương”, ông Vyacheslav Nikolaevich Kharinov chia sẻ và hy vọng rằng sự tin cậy trong đối thoại Nga-Việt, bao gồm cả ở cấp ngoại giao nhân dân, sẽ giải quyết được vấn đề này trong tương lai gần.
Trả lời câu hỏi của đại biểu tham dự Hội thảo về mục tiêu năm 2030, Nga sẽ nằm trong nhóm 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới dựa trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương, Trưởng đại diện Thương mại Nga tại Việt Nga, cho biết:
“Nga đang phát triển chiến lược thúc đẩy nền kinh tế. Trong 30 năm trở lại đây, tình hình cho thấy các hình thức hợp tác kinh tế đều đang bị tổn hại bởi lệnh trừng phạt từ phương Tây. Do đó, Nga định hướng phát triển các ngành công nghiệp mới như chế tạo máy bay, điện tử. Chúng tôi đang tiến hành nhiều biện pháp để phát triển những ngành này. Đại sứ Bezdetko cũng đã đề cập trước đó, các chỉ số phát triển kinh tế của Nga hiện nay rất tích cực. Kinh tế Nga đang chuyển sang tự lực, tự cường, tự sản xuất được phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, tàu thuyền. Nhờ có tài nguyên dồi dào, chúng tôi cũng thu hút được nguồn nhân lực trìh độ cao. Đồng thời nâng cao trình độ nhân lực, nhằm tiếp cận thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ thế giới”.
Văn hóa - giáo dục luôn là cầu nối giữa hai dân tộc
Liên quan đến hợp tác văn hóa và giáo dục Nga -Việt,
Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Murashkin Vladimir Vladimirovich, cho rằng mối quan hệ giữa hai nước có nguồn gốc lịch sử sâu sắc. Những thách thức của quá trình toàn cầu hóa, đại dịch, những nỗ lực hiện đại để xét lại và xuyên tạc lịch sử cũng như "thủ tiêu" văn hóa, nghệ thuật và văn học Nga đã không thể làm lung lay nền tảng vững chắc của sự hợp tác Nga-Việt.
Cụm từ "dân tộc anh em", "đất nước anh em" đã là những đơn vị không thể thiếu trong ngôn ngữ Nga, còn những khái niệm của chúng thì không gì có thể phản ánh rõ nét hơn tính chất của mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam.
Ông Murashkin Vladimir Vladimirovich khẳng định, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga đang nỗ lực vượt qua khoảng cách địa lý để giới thiệu với đông đảo khán giả Việt Nam những thành tựu văn minh, văn hóa, khoa học của nước Nga và qua đó tiếp tục làm cho hai dân tộc và quốc gia ngày càng gần gũi.
“Với mục tiêu này, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức triển lãm và chiếu phim, các khóa học nâng cao trình độ và các buổi lễ hội. Các khóa học tiếng Nga, các câu lạc bộ và các studio cho trẻ em và người lớn được tổ chức thường xuyên. Chúng tôi tổ chức nhiều hoạt động cho giới trẻ và cộng đồng các chuyên gia chuyên ngành, hỗ trợ thông tin và tổ chức rộng rãi các dự án và chương trình của Nga mà Việt Nam quan tâm”, ông Murashkin Vladimir Vladimirovich chia sẻ.