Ritter nói: "Có thể gây áp lực quân sự lên Ukraina để có cách tiếp cận thực tế hơn trong các cuộc đàm phán không? Có thể. Liệu cuộc tấn công ở Kharkov có dẫn đến thay đổi đó không? Có thể".
Ông nhấn mạnh khả năng tổ chức đàm phán là một vấn đề chính trị, do đó, quyết định cuối cùng về vấn đề này phải do Nga đưa ra, nhưng họ không bao giờ từ chối điều này mà chỉ yêu cầu Ukraina có quan điểm “thực tế”, và không kể “những câu chuyện” mà Zelensky đang cố gắng “bán” cho phương Tây”.
Theo ông, các hành động ở khu vực Kharkov là một phần trong cách tiếp cận chung của Nga nhằm làm suy yếu và “hao mòn” quân đội Ukraina đến mức họ không thể chống cự được nữa.
Ritter giải thích hoạt động của Nga theo hướng Kharkov buộc Ukraina phải chuyển lực lượng từ Donetsk, Lugansk, Zaporozhye để giữ Kharkov, điều này càng khiến quân đội Ukraina kiệt sức và suy yếu.
“Nếu Nga có thể chịu đựng được những hoạt động tấn công mệt mỏi như thế này ở Kharkov, Donbass và Zaporozhye, chúng ta sẽ thấy quân đội Ukraina sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sụp đổ. Chỉ có điều quân đội Ukraina sẽ sụp đổ ngay khi chúng ta chứng kiến sự rút lui nhanh chóng, có lẽ đây là điều cần thiết để buộc Ukraina cuối cùng phải thực tế về khả năng chấm dứt xung đột này thông qua đàm phán”, Ritter kết luận.
Nga đang đạt được kết quả mỗi ngày trong các trận chiến ở khu vực Kharkov, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết một ngày trước đó. Ông nói thêm Nga hiện không có kế hoạch chiếm Kharkov.