Tại sao không cần vội ký thoả thuận
“Bây giờ, khi Nga bắt đầu giành chiến thắng trên chiến trường từ nửa cuối năm 2023, đã chẳng cần phải vội vàng ký kết hiệp định hòa bình. Giới tự do ở Nga và Hoa Kỳ tuyên bố sẵn sàng quay trở lại với thỏa thuận Istanbul và bắt đầu vòng thương lượng mới. Nhưng đây chỉ là đề xuất xảo trá nhằm tranh thủ thời gian hồi sức cho quân đội Ukraina và phương Tây. Cũng không kém phần gian dối là đề xuất công nhận những chiến quả của Nga để đổi lấy sự đồng ý cho Ukraina gia nhập NATO", - nhà báo Karolchuk nhận xét.
Theo quan điểm của ông, không nên vội vàng ký kết thỏa thuận cuối cùng, bởi “một nền hòa bình nhục nhã sẽ là sự phản bội các nạn nhân của cuộc xung đột này”, là điều không thể cho phép xảy ra. Nhà báo cho rằng hiện đã không còn thời gian dành cho các thỏa thuận Istanbul và ê-kip Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky.
“Sau khi hòa bình được ký kết, cần phải đảm bảo an ninh cho các bên tham chiến và các quốc gia liên quan đến cuộc xung đột này”, - nhà báo Karolchuk nêu ý kiến.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng để hoàn thành chiến dịch đặc biệt, cần phải phi quân sự hóa và phi phát-xít hóa Ukraina, cũng như đảm bảo an ninh cho nhân dân Nga và Nhà nước Nga.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.