Nhà báo có quyền có cảm xúc, nhưng tính chuyên nghiệp của nghề báo đòi hỏi rằng cảm xúc cá nhân đó chỉ thể hiện như phần bổ sung còn cơ sở của các bài viết kể cả về Nga nhất định phải là sự thật, bà Maria Zakharova tuyên bố trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng vị đại diện OSCE bất lực trong tình huống này khi khẳng định về một kiểu “ngoại giao thầm lặng”.
“Như bà ta đã nói trước đây: bà đang tham gia hoạt động ngoại giao thầm lặng? Trong thời gian ngoại giao thầm lặng của bà ấy, có bao nhiêu nhà báo Nga đã bị nổ tung theo lệnh của chế độ Kiev..., bao nhiêu nhà báo đã bị giết, những biện pháp bạo lực nào đã áp dụng với họ, bao nhiêu nhà báo đã bị trục xuất, bao nhiêu cơ quan truyền thông bị đóng cửa, còn bà ta cứ tiếp tục tiến hành hoạt động ngoại giao thầm lặng”, bà Zakharova lưu ý.
“Tổ chức OSCE thực tế không hoạt động, không thực hiện bất cứ điều gì đã nêu ra và quan chức nghiễm nhiên nhận mức lương cao do các nước thành viên chi trả. Vị đại diện OSCE về Tự do Ngôn luận không hề làm việc đã nhiều năm nay”, bà Zakharova nói trên đài phát thanh Sputnik.
Bà nhấn mạnh rằng cương vị đại diện này có rất nhiều chức năng, nhưng nữ quan Ribeiro đã giảm sự tồn tại của cơ cấu xuống đến mức thảm hại không còn gì nữa.
“Liệu UNESCO có thể thốt ra dù chỉ một lời để bảo vệ nhà báo Nga bị trục xuất khỏi Áo, hay lại cũng không để ý?”, bà Zakharova nêu câu hỏi.
«Tự do ngôn luận» ở phương Tây
Những năm gần đây, tình hình với truyền thông Nga ở phương Tây ngày càng trở nên phức tạp khó khăn hơn. Tháng 11 năm 2016, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết nêu yêu cầu cần thiết phải chống lại truyền thông Nga, trong văn kiện xác định Sputnik và RT là những mối đe dọa chính. Hàng loạt chính trị gia phương Tây, trong đó có các Thượng nghị sĩ, dân biểu Mỹ cũng như Tổng thống Pháp, đã cáo buộc Sputnik và RT «can thiệp vào cuộc bầu cử» ở Hoa Kỳ và Pháp, nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào. Đại diện chính thức của Nga gọi những tuyên bố như vậy là phi lý vô căn cứ.