Chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Putin là thắng lợi của nền ngoại giao “cây tre Việt Nam”

Tuần này, sự kiện chính đối với Việt Nam chắc chắn là chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin rất chi tiết về chuyến thăm này.
Sputnik
Các ấn phẩm hàng đầu của các nước phương Tây và phương Đông cũng hưởng ứng sự kiện này. Trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài” chúng tôi sẽ nêu lên những nội dung chính trong các bài bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga.

Quan hệ với Việt Nam là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga

Trong thời gian chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vào ngày 20 tháng 6, Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện mong muốn của Nga bắt lại những lợi ích bị mất từ ​​​​sự hợp tác và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với một đối tác lịch sử của Liên bang Nga, trang URA.RU viết và trích lời Tổng thống: “Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam luôn luôn là một trong những ưu tiên của chúng tôi”. Ông Putin tuyên bố rằng, Nga và Việt Nam kiên quyết bảo vệ các nguyên tắc tối cao của luật pháp quốc tế, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác và quan tâm đến việc xây dựng một cấu trúc an ninh đáng tin cậy và đầy đủ ở Á-Âu dựa trên các nguyên tắc không sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các tranh chấp, trong đó sẽ không có chỗ cho các liên minh quân sự và chính trị khép kín. Trong cuộc phỏng vấn với ấn phẩm này, các chuyên gia lưu ý rằng, chuyến thăm của nguyên thủ quốc gia Nga diễn ra trong bối cảnh Mỹ cố gắng củng cố vị thế của mình tại Việt Nam, mà điều đó gắn liền với nguy cơ tiềm ẩn “cách mạng màu” ở nước này, và Liên bang Nga đang phải cạnh tranh chủ yếu với Hoa Kỳ để giành ảnh hưởng trong khu vực. Tờ Izvestia dẫn lời Giáo sư Vladimir Kolotov, một học giả nổi tiếng về Việt Nam học, ông nói rằng, bằng cách phát triển quan hệ kinh tế với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đã có thể cân bằng ngoại thương. Việt Nam đang tự chủ và khéo xử giữa cơ hội và rủi ro đến từ các đối tác chính trị và kinh tế chính của mình, đồng thời tìm cách thu hút các đồng minh nước ngoài có ảnh hưởng trong trường hợp tình hình leo thang.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyến thăm của Tổng thống Nga tạo động lực mới cho quan hệ hai nước
Tạp chí Expert dẫn lời Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm tuyên bố rằng, “Quan hệ hữu nghị với Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chúng tôi mong muốn cùng phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời mà các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp. Chúng ta sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, và cùng nhau giải quyết những thách thức mới và truyền thống [đối với sự ổn định quốc tế]. Chúng ta cũng ủng hộ một cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình đẳng, không chia tách, minh bạch với vai trò trung tâm của ASEAN dựa trên luật pháp quốc tế”. Nhật báo Nga về kinh doanh và thương mại Vedomosti liệt kê tất cả các văn kiện được ký kết trong thời gian chuyến thăm: Tuyên bố chung giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh kỷ niệm 30 năm thực thi Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Nga và Việt Nam, các biên bản hợp tác trong lĩnh vực sản xuất dầu và cung cấp LNG, kế hoạch hợp tác giữa cơ quan thuế và hải quan hai nước, thỏa thuận hợp tác giữa các quỹ đầu tư, bản ghi nhớ về lộ trình thực hiện Dự án Trung tâm Khoa học công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam giữa Bộ KH-CN và Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom, các thỏa thuận hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm để phòng chống dịch bệnh, chương trình hợp tác giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Nga, các thỏa thuận hợp tác giữa các trường đại học.
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống năng lượng quốc gia Việt Nam bao gồm một dự án chung xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi ở tỉnh Bình Thuận, và công ty năng lượng Nga RusHydro sẽ tham gia xây dựng lại các nhà máy thủy điện trên các dòng sông Việt Nam. Nga và Việt Nam nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, trong đó có việc tăng số lượng chuyến bay thẳng và đơn giản hóa thủ tục thị thực cho du khách hai nước. Tổng thống Vladimir Putin trân trọng mời Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm ngày chiến thắng phát xít trong Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ được tổ chức ở Matxcơva vào năm 2025. Tạp chí Russia in the Global Affairs viết, kinh nghiệm cho thấy rằng các chuyến thăm của Tổng thống tới các quốc gia là đối tác của Nga trong hợp tác kỹ thuật quân sự thường đi kèm với việc ký kết gói hợp đồng vũ khí lớn giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga hoạt động trong vài năm. Tôi hy vọng rằng trong trường hợp này, truyền thống sẽ không bị phá vỡ và mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam sẽ nhận được động lực mới. Nhưng, tờ Komsomolskaya Pravda cho rằng Việt Nam lo sợ phải chịu các lệnh trừng phạt của Washington và do đó Hà Nội sẽ không mua vũ khí Nga với khối lượng như trước đây.
Multimedia
Ông Vladimir Putin đã trò chuyện thân mật với TBT Ban Chấp hành TW Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng
Ngoài ra, việc xây dựng mối quan hệ ấm áp, tin cậy với Việt Nam là một minh chứng cho thấy rằng, trong khi Nga đang có mối quan hệ với Trung Quốc tốt nhất trong lịch sử, Matxcơva vẫn tương tác với các bên khác trong khuôn khổ khái niệm về một thế giới đa cực. Tầm quan trọng của chuyến thăm Việt Nam trong thời kỳ đối đầu toàn cầu giữa Liên bang Nga và phương Tây cho thấy rằng, mặc dù có một số khó khăn trong việc phát triển hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, hậu cần và thanh toán song phương, mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo và nhân dân hai nước có mức tín nhiệm cao, từng bước tiến tới giải quyết tất cả các vấn đề đó. Mối quan hệ có tính chất chiến lược và được xây dựng trên chính sách tôn trọng lẫn nhau. Khả năng tổ chức chuyến thăm này được hình thành nhờ chính sách “ngoại giao cây tre” mà Hà Nội theo đuổi. Việt Nam cố gắng xây dựng một hệ thống quan hệ bình đẳng với nhiều trung tâm ảnh hưởng khác nhau, vận động và duy trì sự cân bằng lợi ích trong khuôn khổ chính sách đa vectơ, Gazeta.ru nhấn mạnh.

Nga không bị cô lập trên trường quốc tế

Nếu chúng tôi tóm tắt tất cả các bài bình luận về chuyến thăm này trên các phương tiện truyền thông phương Tây và phương Đông, thì có thể rút ra hai kết luận chính. Đầu tiên, chuyến thăm cho thấy rõ rằng, mọi nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga đều vô ích. Nikkei Asia lưu ý rằng, Nga không đe dọa an ninh Việt Nam từ bên ngoài như Trung Quốc hoặc an ninh bên trong Việt Nam như Hoa Kỳ. Nga là người bạn lâu năm của Việt Nam, nhiều người vẫn còn nhớ sự hỗ trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Liên Xô là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cả hai nước đều có mối quan hệ chặt chẽ trong lĩnh vực năng lượng và Nga cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam. Tờ The Diplomat viết rằng, chuyến thăm của Tổng thống Putin nhằm trấn an Hà Nội rằng bất chấp cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraina và sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc, Nga sẽ không từ bỏ vai trò của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam vẫn là một đối tác quan trọng của Nga trong khu vực.
Chuyên gia Trung Quốc: Nỗ lực cô lập Nga của Mỹ bất thành

Việt Nam luôn sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước

Kết luận thứ hai là: chuyến thăm của ông Putin thể hiện chính sách đa hướng của Việt Nam, “ngoại giao cây tre” của nước này. Tờ The Diplomat viết rằng, đối với Hà Nội, việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện không làm thay đổi chính sách đối ngoại đa hướng của nước này, vốn phấn đấu xây dựng mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước quan trọng. Đầu tiên, Việt Nam gửi tín hiệu tới Nga rằng Việt Nam hoan nghênh vai trò của Nga ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thứ hai, khác với sự hợp tác chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ, sự hợp tác chặt chẽ hơn với Nga sẽ không khiến Trung Quốc tức giận, mặc dù sự hợp tác này sẽ giúp Hà Nội khẳng định chủ quyền hàng hải của mình với sự giúp đỡ của Nga. Cuối cùng, nếu Hoa Kỳ coi Việt Nam là một đối tác đủ quan trọng, chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ không gây tổn hại đến mối quan hệ Mỹ-Việt đang trên quỹ đạo đi lên.
Bài viết của Vladimir Putin: “Nga và Việt Nam: tình bạn được thử thách bởi thời gian”
Tờ Financial Times lưu ý, hàng loạt chuyến thăm cho thấy rằng, đất nước này vốn rất thành thạo trong việc thu hút đầu tư từ ​​các công ty đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam đang quản lý khéo léo các mối quan hệ quốc tế của mình. Việt Nam là nước hưởng lợi từ chính sách đối ngoại đa hướng và trở nên phù hợp với nhiều đối tác. Tờ báo dẫn lời chuyên gia Lê Hồng Hiệp làm việc tại Viện ISEAS - Yusof Ishak Singapore cho rằng, chuyến thăm của ông Putin có tính nguyên tắc để Việt Nam thể hiện sự cân bằng và đa dạng. Hà Nội cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các cường quốc và điều này giúp Việt Nam thu hút đầu tư từ nhiều đối tác khác nhau”. Và Asia News dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố rằng, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Nga, là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của đất nước, đồng thời trích dẫn tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga. Nguyên thủ Nga khẳng định rằng, Việt Nam là người bạn, đối tác đáng tin cậy của Nga, mối quan hệ hai nước đã được thử thách qua thời gian.
Thảo luận