“Cách đây không lâu chúng tôi xử lý một cụm lớn MRLS HIMARS - khoảng 12-16 mục tiêu, tổ hợp đã đánh chặn thành công, không có mục tiêu nào (tên lửa MLRS) đến đích, như vậy là tổ hợp này không khó khăn gì khi xử lý và bắn hạ nhiều mục tiêu cùng một lúc”, - chỉ huy tổ hợp tên lửa cho biết.
Theo sĩ quan này, mục tiêu bị đánh chặn thành công ở cự ly khoảng 90 km, tổ hợp tên lửa tiến hành liên tục theo dõi và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách khoảng 70 km tính từ vị trí đặt bệ phóng. Từ thời điểm phát hiện đến khi đánh trúng mục tiêu theo chế độ tiêu chuẩn tổ hợp chỉ mất không quá 8 giây, còn trong điều kiện địa hình cụ thể trong vùng phòng không, thời gian này dao động từ 1,5 đến 3 giây, bất kể ở chế độ vận hành nào: tự động hoặc có sự tham gia của người điều khiển.
“Ưu điểm chính của tên lửa thuộc tổ hợp này là được trang bị đầu tự định hướng, nhờ đó tất cả các mục tiêu cơ động đều dễ dàng bị đánh chặn, tên lửa cơ động song song với mục tiêu”, - chỉ huy sư đoàn cho biết thêm.
Người đối thoại của hãng tin cũng lưu ý một số lợi thế của Vityaz so với các tổ hợp tên lửa khác, bao gồm tính cơ động cao, khả năng cơ động và khắc phục địa hình đường xá cũng như điều kiện thời thiết của xe phóng tốt, giúp giảm đáng kể thời gian vận hành ở vị trí bắn. Tổ hợp có hệ thống cấp điện tự chủ - không phụ thuộc vào nguồn bên ngoài. Các bệ phóng của tiểu đoàn tên lửa loại này có thể phân tán xa nhau tại địa điểm triển khai, buồng điều khiển bọc thép tăng thêm đáng kể độ an toàn cho kíp điều khiển.
Tổ hợp tên lửa có chế độ xử lý mục tiêu độc đáo, hoàn toàn tự động.
“Chế độ tự động của tổ hợp này hoạt động một cách hoàn hảo. Ở chế độ này không một tên lửa nào bị phóng thừa, tất cả các tên lửa đều bắn trúng mục tiêu”, - người chỉ huy cho biết.
Trong số các mục tiêu bị Vityaz tiêu diệt thành công có tên lửa MRLS ATACMS, cũng như các phương tiện phản lực không người lái của đối phương, bao gồm cả máy bay không người lái.