Chuyên gia: ASEAN thể hiện sự đoàn kết, gắn kết trước thách thức địa chính trị

Trong một loạt các cuộc họp cấp bộ trưởng và hậu bộ trưởng thường niên của các nước Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác đối thoại diễn ra từ ngày 22 đến 28 tháng 7 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), khối khu vực đã thể hiện sự thống nhất và đoàn kết sự gắn kết trước những thách thức địa chính trị.
Sputnik
Nhà khoa học chính trị nổi tiếng từ Thái Lan, nhà bình luận truyền thông, chuyên gia về quan hệ quốc tế ASEAN và châu Á - Thái Bình Dương Kavi Chongkittawon, nói với Sputnik về điều này.
“Điều quan trọng mà... tuần lễ (ASEAN) diễn ra ở Viêng Chăn cho thấy sự đoàn kết được thể hiện rõ ràng của các nước ASEAN trước những thách thức ngày càng tăng về tình hình địa chính trị và sự cạnh tranh giữa các cường quốc thế giới”, ông nói với Sputnik.
Dấu ấn AMM-57. Cân bằng và ổn định tại khu vực và vai trò của Nga
“Sự thống nhất này đã được khẳng định bất chấp khác biệt hiện có giữa các nước trong khối về quan điểm đối với một số vấn đề, cả khu vực và toàn cầu”, chuyên gia nói thêm và đồng thời lưu ý sự đoàn kết trong ASEAN đã được phản ánh rõ ràng trong các tài liệu cuối cùng của cuộc họp cấp bộ trưởng và sau bộ trưởng.
Tất cả các câu từ trong tài liệu của khối khu vực được hình thành chỉ sau khi thông qua sự đồng thuận.
Theo chuyên gia, lần này không có vấn đề gì đáng kể trong cách diễn đạt đoạn thông cáo chung của các cuộc họp cấp bộ trưởng và hậu bộ trưởng ASEAN liên quan đến tình hình Ukraina.
“Về tình hình Ukraina, thông cáo bày tỏ mong muốn chung về hòa bình và kêu gọi các bên liên quan bắt đầu đàm phán; không có chỉ trích nào chống lại Nga được thể hiện; Nga hoàn toàn không được đề cập trong thông cáo liên quan đến Ukraina. Vấn đề Gaza và xung đột nội bộ ở Myanmar đã làm việc công bố tài liệu cuối cùng bị trì hoãn 48 giờ”, ông nói.
Biển Đông
Xung quanh chuyện đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh
Chuyên gia nhấn mạnh: “Tuy nhiên, bất chấp những bất đồng này, cũng như những trường hợp bất đồng trước đây trong bối cảnh có nguy cơ vi phạm sự đoàn kết của ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao của khối đã đạt được sự đồng thuận về những vấn đề này”.

“Mối nguy hiểm chính đối với sự thống nhất ASEAN hiện nay đến từ các nước phương Tây thân thiện với khối, các đồng minh và đối tác đối thoại, những nước không ngừng tuyên bố cam kết về vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng đồng thời do sự lựa chọn tự nhiên trong điều kiện cạnh tranh với các cường quốc thế giới khác, chính họ đang cố gắng lôi kéo từng nước ASEAN về phía mình trong cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng”, ông Chongkittawon nói.

Theo ông, ASEAN được cứu vãn bởi hai yếu tố chính: khả năng tồn tại và chủ nghĩa thực dụng.
Chuyên gia Trung Quốc: Trật tự thế giới phương Tây bắt đầu sụp đổ

“Các nước ASEAN luôn đoàn kết để đẩy lùi áp lực từ bên ngoài, trong đó có áp lực từ các cường quốc thế giới. Điều này được thể hiện ngay trong những năm đầu tiên sau khi thành lập khối khi đó chỉ gồm 5 nước và tồn tại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi liên minh này bắt đầu hình thành. Phương Tây chỉ trích ASEAN “không có răng” trong mối quan hệ với chủ nghĩa cộng sản thế giới, và phương Đông coi vai trò của khối như một công cụ của chủ nghĩa đế quốc thế giới”, chuyên gia nhắc lại.

Trong tình hình hiện tại, một số nhà quan sát đã bắt đầu nhen nhóm ý tưởng trong số 10 nước thành viên ASEAN, có hai nước - Singapore và Philippines hướng về phía Bắc bán cầu, ba nước nữa - Việt Nam, Lào và Campuchia đã chọn miền Nam bán cầu. Các nước đạo Hồi Indonesia, Malaysia và Brunei bận rộn tăng cường vai trò của mình trong thế giới Hồi giáo, còn Thái Lan cố gắng xây dựng những cây cầu Bắc - Nam và Đông - Tây, nhưng những nỗ lực này hiện vẫn đang ở giai đoạn đầu và hiển nhiên là mối đe dọa đối với sự thống nhất của khối, chuyên gia lưu ý.
“Thật khó để nói phân tích này phản ánh tình hình thực tế ở mức độ nào, nhưng những vectơ như vậy thực sự tồn tại nhưng đồng thời, có một thực tế khác không thể phủ nhận: chỉ cùng nhau, với tư cách là một phần của ASEAN, cả mười quốc gia mới có thể thực sự duy trì được lợi thế của mình. Vì vậy, sự thống nhất của ASEAN cao hơn và quan trọng hơn sự khác biệt giữa các bên”, ông Chongkittawon lưu ý.
Quan hệ Nga-ASEAN trong hơn 30 năm qua đã trở thành mức quan hệ đối tác chiến lược cùng có lợi
“Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận đã đến lúc phải đoàn kết, tăng cường đoàn kết và vào năm 2024, dưới sự chủ trì của Lào, khối khu vực sẽ đương đầu với nhiệm vụ này”, chuyên gia kết luận.
Thảo luận