Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Xung quanh chuyện đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh

© AP Photo / Bullit Marquez, FileCảnh sát biển Trung Quốc
Cảnh sát biển Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2024
Đăng ký
Trò đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh là do Washington “soạn thảo kịch bản” và Manila đóng “kép diễn chính” chỉ nhằm đáp ứng lợi ích của Mỹ. Việt Nam biết rõ mưu đồ của Manila. Hơn nữa, Biển Đông không phải là chuyện riêng của Philippines và Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán giữa Philippines và Trung Quốc, diễn ra vào đầu tháng 7, mỗi tuần đều xuất hiện thêm những chi tiết mới. Vào ngày 21/7, Manila và Bắc Kinh tuyên bố là cuối cùng họ đã đạt được thỏa thuận nhằm giảm leo thang tình hình trên Biển Đông.
Tuy nhiên, cho tới ngày hôm nay vẫn chưa biết chính xác hai nước đã thống nhất được những gì. Nội dung của thỏa thuận vẫn chưa được công khai và sau khi có tin đạt được thỏa thuận, những tuyên bố trái chiều đã được đưa ra từ cả hai bên.

Biểu hiện kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa Bắc Kinh và Manila trên truyền thông thể hiện điều gì?

Theo giới truyền thông, các bên đã cố gắng giải quyết vấn đề chính, đó là quá trình vận chuyển hàng hóa của người Philippines đến tiền đồn của họ trong vùng biển tranh chấp, dưới vỏ bọc vận chuyển vật liệu xây dựng. Chính quyền Trung Quốc thì coi điều này là không thể chấp nhận được: Theo Trung Quốc, đơn vị đồn trú của Philippines ở đó là bất hợp pháp, do đó việc cung cấp cũng bất hợp pháp.
Những tuyên bố của hai bên đưa ra sau đàm phán ngược nhau. Chẳng hạn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng thỏa thuận trao quyền kiểm tra các tàu thuyền của Philippines, nhưng Manila thì lại phủ nhận điều này.
Không rõ liệu những bình luận như vậy có phải là do hiểu sai thỏa thuận hay không. Nhưng chính việc tài liệu này được giải thích khác nhau đã làm dấy lên những nghi ngờ nhất định về tính hiệu quả của nó. Chúng hợp lý đến mức nào thì chúng ta có thể đánh giá nhìn vào những nỗ lực tiếp theo của Philippines nhằm cung cấp cho lực lượng đồn trú của mình trong khu vực tranh chấp.
“Qua những biểu hiện kiểu “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa Bắc Kinh và Manila trên truyền thông thì rất dễ dàng để thấy được hai bên đã không thể đạt được những thỏa thuận cơ bản có thể làm giảm căng thẳng xung quanh các khu vực bãi cạn Scarborough hay bãi Cỏ Mây”, - Nhà phân tích chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm - nguyên Giám đốc Trung tâm thông tin và khoa giáo (Bộ Công An) đưa ra bình luận với Sputnik.
Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2024
Biển Đông
Trên mặt trận Trung Quốc-Philippines đang có sự thay đổi?

Tư duy “đổi cái bát để lấy cái mâm” của Philippines

Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm cũng nhấn mạnh rằng: Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở những bãi cạn ấy mà nằm ở vấn đề lớn hơn. Đó là ngày 15/6/2024, Đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc bản “Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở biển Tây Philippines” (cách Philippines gọi Biển Đông) lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc “để đăng ký quyền với vùng thềm lục địa mở rộng ở Tây Palawan”.

“Có thể thấy ngay rằng câu chuyện về cái gọi là “khu vực Kalayaan” (Kalayaan nghĩa là "tự do"), là một đô thị hạng 5 ở tỉnh Palawan, Philippines (Sputnik)) bao gồm huyện đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã được Philippines đề cập đến trong cái gọi là “Thềm lục địa kéo dài” của họ chẳng có gì khác hơn cái mà họ gọi là “vùng thềm lục địa mở rộng ở Tây Palawan”.

Tuy nhiên, với kiểu tư duy “đổi cái bát để lấy cái mâm”, Philippines hy vọng sự thỏa thuận “nhún nhường” của họ về vấn đề Bãi cạn Scarborough với Trung Quốc sẽ đổi được sự ủng hộ của Trung Quốc và vấn đề “khu vực Kalayaan” mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận tiếp với Sputnik.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia Việt Nam mà Sputnik đã phỏng vấn, điều dễ thấy nhất là Trung Quốc chắc chắn sẽ bác bỏ “Báo cáo Ranh giới ngoài thềm lục địa ở biển Tây Philippines” bởi họ vẫn giữ nguyên lập trường về “Đường lưỡi bò”, bất chấp phán quyết của Tòa thường trực PCA năm 2016.

“Vì vậy, có thể thấy ngay rằng câu chuyện vận chuyển hàng hóa của người Philippines đến tiền đồn của họ trong vùng biển tranh chấp chỉ là cái vỏ bên ngoài để che đậy sự ve vãn của Manila với Bắc Kinh để đổi chác lấy sự ủng hộ”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh.

Washington “soạn thảo kịch bản” và Manila đóng “kép diễn chính”

Theo Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, chỉ có truyền thông Mỹ và phương Tây mới “ru ngủ” dư luận bằng cách ủng hộ cuộc đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh xung quanh sự va chạm của hai bên đối với những thực thể địa lý không quan trọng lắm trên Biển Đông. Mặc dù biết chắc rằng cuộc đàm phán Manila – Bắc Kinh này sẽ chẳng đi đến đâu nhưng bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây vẫn “khua chiêng gióng trống” cho cuộc đàm phán này vì hai lý do:
Một là tạo ra sự nghi ngờ giữa Việt Nam với Trung Quốc. Hai là khoét sâu vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông để chia rẽ các nước ASEAN có chung đường ranh giới chủ quyền ở Biển Đông. Qua đó, thao túng ASEAN để lôi kéo khu vực này thành một mặt trận chống Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược toàn cầu giữa Washington và Bắc Kinh.
“Thực chất trò đàm phán giữa Manila và Bắc Kinh là do Washington “soạn thảo kịch bản” và Manila đóng “kép diễn chính” chỉ nhằm đáp ứng lợi ích của Mỹ. Do đó, cuộc đàm phán ấy không những không làm giảm căng thẳng trên Biển Đông mà chỉ “đánh bóng” cho tên tuổi của “vị tổng thống non nớt” của Philippines mà thôi”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Việt Nam biết rõ mưu đồ này Manila

“Dĩ nhiên là Việt Nam biết rõ mưu đồ này của Manila bởi nó đã được biên soạn kịch bản từ Washington trong một mưu đồ còn lớn hơn là chia rẽ khối ASEAN mà trực tiếp là chia rẽ Việt Nam với Philippines, qua đó, chia rẽ Việt Nam với Trung Quốc”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long phát biểu với Sputnik.
Chính vì vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã không nói gì về thỏa thuận kiểu “đi đêm” của Manila với Bắc Kinh mà tập trung nói về báo cáo lên Liên Hợp Quốc của Philippines rằng: “Việt Nam một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, và các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982”.
“Điều đó cũng có nghĩa như một lời cảnh báo của Việt Nam rằng các nước không được phép xâm phạm chủ quyền của Việt Nam bằng cách đàm phán tay đôi sau lưng Việt Nam mà không tính đến sự chồng lấn chủ quyền cũng như những tuyên bố chủ quyền và thực tế hiện trạng. Tất nhiên là người Trung Quốc hiểu điều này và việc họ phản bác các yêu sách của Philippines là vì các yêu sách này đi ngược lại chủ trương “đường lưỡi bò”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận tiếp với Sputnik.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2024
Biển Đông
Liệu Việt Nam và Philippines sẽ tranh cãi nhau về thềm lục địa ở Biển Đông?
Điều này cũng giải thích vì sao chỉ một tháng sau khi Philippines đệ trình báo cáo của họ thì Việt Nam cũng nộp Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS). Cần lưu ý rằng đây là lần thứ ba, Việt Nam đệ trình hồ sơ về vấn đề này đối với khu vực Bắc Biển Đông và Đệ trình chung với Malaysia vào tháng 5 năm 2009.
Mọi dự báo về tình hình Biển Đông sẽ phù thuộc vào cái cách mà Washington sẽ “sai khiến” Manila ra sao và Manila sẽ “tuân lệnh” kiểu gì
Trên thực tế, Bắc Kinh đã đã bác bỏ sự đổi chác có phần hơi “trẻ con” mà Manila đã đặt vấn đề nên tình hình ở Biển Đông sẽ không có sự thay đổi nào cả. Với thói quen “gây chiến tranh qua tay người khác”, người Mỹ chắc chắn sẽ sử dụng chính quyền hiện tại ở Manila để chống Trung Quốc bằng cách này hay cách khác. Vì vậy, mọi dự báo về tình hình Biển Đông sẽ phù thuộc vào cái cách mà Washington sẽ “sai khiến” Manila ra sao và Manila sẽ “tuân lệnh” kiểu gì.
Các chuyên gia Việt Nam trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik đều lưu ý tới một điểm là Philippines rất khác với Ukraina, Nếu Ukraina có hậu thuẫn là EU và cả NATO thì Philippines không thể có được một “hậu phương” tương tự như Ukraina, bởi một vấn đề đơn giản là chính sách của ASEAN rất khác với chính sách của EU và NATO.

“ASEAN với chủ trương hòa bình, đối thoại và hợp tác sẽ không bao giờ chấp nhận để mình rơi vào vị thế “kẻ nô lệ” một lần nữa. Vả lại ASEAN không phải là một khối quân sự-linh tế như EU-NATO mà là một cộng đồng luôn đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết và coi trọng sự chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro của cả cộng đồng.

Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào xa rời những tiêu chí đó của ASEAN sẽ gặp phải rắc rối lớn cho chính bản thân họ”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long đưa ra đánh giá trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.

“Biển Đông không phải là chuyện riêng của Philippines và Trung Quốc. Những quốc gia tiếp giáp với Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Thái Lan… chắc chắn sẽ không chấp nhận sự chia chác quyền lợi của họ ở Biển Đông.

Còn các nước có quyền lợi liên quan mật thiết đến Biển Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Liên bang Nga và Trung Quốc cũng không thể ngồi yên để nhìn Biển Đông bị Mỹ thao túng thông qua Philippines”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm đánh giá về tình hình Biển Đông, trả lời phỏng vấn của Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала