Kinh tế Nga hóa ra mạnh hơn nhiều so với tính toán của phương Tây

MATXCƠVA (Sputnik) - Nền kinh tế Nga hóa ra mạnh hơn nhiều so với tính toán của phương Tây, chuyên gia kinh tế Igor Variash nhận định trên đài phát thanh Sputnik.
Sputnik
Cả châu Âu và Hoa Kỳ đều đang cố gắng tránh các biện pháp trừng phạt của chính với Nga bởi đang thấy rằng những hạn chế này hoá ra trở ngược gây tổn hại cho chính họ, ông Igor Variash, Tiến sĩ Kinh tế, Giáo sư công huân của Đại học Tài chính Nga cho biết.
Các biện pháp trừng phạt theo ngành đầu tiên của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu chống Nga đã áp đặt cách đây 10 năm, vào tháng 7 năm 2014. Những hạn chế nhắm đến đến lĩnh vực tài chính và năng lượng, việc cung cấp công nghệ và thiết bị cho khai thác dầu mỏ. Sau đó, danh sách trừng phạt liên tục mở rộng.

“Nga đã cho thấy rằng nếu biết làm mọi thứ một cách khôn ngoan, thì không chỉ có thể tồn tại mà hơn thế nữa còn bắt đầu chuyển động về phía phát triển. Chúng ta có mức tăng trưởng GDP hơn 3,5%... Chúng ta hoàn toàn không bị “xé nát thành từng mảnh”. Còn ở phương Tây thì không thể nói như vậy: họ tự xé nát mình. Có lẽ là họ không muốn thế, nhưng hóa ra... Mức sống ở ta không hề giảm - đây là dấu ấn quan trọng, như một phép thử: hệ thống chính trị - xã hội của chúng ta hóa ra bền vững hơn nhiều so với mức người ta nghĩ ở phương Tây. Và nền kinh tế hóa ra đầy sức sống và thích ứng tốt với các điều kiện thay đổi - cả từ góc độ liên hệ sản xuất-hợp tác trên thế giới cũng như từ góc độ liên hệ vận tải-logistics. Mọi thứ đang thay đổi trước mắt chúng ta theo đúng nghĩa đen và các doanh nhân của ta biết cách thích ứng với điều này", nhà kinh tế nói trên đài Sputnik.

Điện Kremlin: Nga coi lệnh trừng phạt của Mỹ là bất hợp pháp
Các lệnh trừng phạt chống Nga của phương Tây đã giáng đòn đau nhất vào châu Âu, đồng minh chính và đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ, ông nói tiếp.

“Người châu Âu đã hiểu ra mọi thứ từ lâu, họ không tệ hơn ta. Nhưng Hoa Kỳ đòi hỏi họ tiếp tục chính sách này. Họ né tránh: chấp nhận trừng phạt, và sau đó bỏ qua hoặc né tránh. Chúng ta né tránh trừng phạt cùng với họ, đây là con đường hai chiều. Còn dẫn đầu chuyển động này là Hoa Kỳ - họ buộc tất cả phải tuân theo các biện pháp trừng phạt này, còn người Mỹ thì cố lui xa khỏi các hạn chế. Người châu Âu nhận ra quá muộn, rằng họ chỉ đơn giản là bị ném bỏ. Và từng chút một, họ bắt đầu tìm kiếm các kiểu kẽ hở", GS-TS Igor Variash lưu ý.

Thảo luận