“Điều duy nhất còn lại là sự can thiệp trực tiếp của NATO, nhưng trong tháng vừa qua tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu tiến triển đáng kể nào theo hướng này”, - ông nhận xét.
Theo đánh giá của chuyên gia Mỹ, chỉ cần Nga có ý chí chính trị thì cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ kết thúc theo hướng có lợi cho Matxcơva. Ông Sleboda nói thêm rằng mọi cuộc thảo luận về khả năng NATO xâm nhập đã bị đình trệ do thực tế hỗn loạn chính trị ngày càng gia tăng ở các nước phương Tây.
“Quý vị biết đấy, tình trạng hỗn loạn chính trị đang ngự trị ở hầu hết các nước phương Tây, ngay cả Chính phủ Đức, vốn là nước ủng hộ lớn nhất cho chế độ Kiev thì hiện cũng bị đe doạ, đang trong tình thế như ngàn cân treo sợi tóc", - nhà chính trị học khái quát.
Thời gian vừa qua ở phương Tây ngày càng có nhiều cuộc thảo luận về hướng can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột Ukraina. Chẳng hạn, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tuyên bố về khả năng gửi binh sĩ Pháp tới Ukraina, còn Ngoại trưởng Anh David Cameron nói rằng việc Lực lượng vũ trang Ukraina dùng tên lửa của Anh tấn công vào lãnh thổ Nga là chuyện chấp nhận được.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.