“Mỹ vẫn cam kết giúp Ukraina tránh thất bại, nhưng vấn đề là Mỹ không biết làm thế nào để thực hiện điều này bởi vì họ đã loại trừ cách tiếp cận duy nhất có thể đạt được mục tiêu này một cách thực tế, đó là đàm phán với Nga. Qua việc đó, vô hình trung họ công nhận thực tế rằng Nga đã thắng và Ukraina sẽ không chỉ phải từ bỏ lãnh thổ mà còn phải cam kết duy trì tính trung lập”, - chuyên gia Mỹ khẳng định.
Theo ông Michael Brenner, hiện tại Washington có kế hoạch tiếp tục kéo dài xung đột ở Ukraina.
“Chưa có ai ở Washington sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của Nga, vì vậy họ đang chờ đợi, giậm chân tại chỗ và tiếp tục làm những gì họ đã làm trước đây - dần dần leo thang tình hình, gửi những vũ khí mới sẽ không hề đóng vai trò quan trọng trên chiến trường”, - giáo sư Michael Brenner nói.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.